Từ Hy thái hậu, xuất thân từ bộ tộc Mãn Châu, mới đầu chỉ là một cung tần, nhưng nhờ hát hay, khéo ăn nói nên được vua Hàm Phong yêu, phong đến chức Ý Quý phi (chính nhị phẩm, chỉ đứng sau Hoàng hậu trong hậu cung). Năm 1856, bà sinh được một con trai, về sau là Hoàng đế Đồng Trị, từ đó càng được vua yêu mến. Đến nay, người ta nhắc tới Từ Hy không chỉ giống như một bạo chúa, là người phụ nữ (cùng Võ Tắc Thiên) nắm quyền triều chính đất nước Trung Hoa, mà còn bởi những câu chuyện về sự xa xỉ của bà!
Thú rửa chân xa xỉ
Vào cuối triều Thanh, người Hán vẫn giữ tục bó chân và coi bàn chân “tam thốn” là chuẩn mực cái đẹp, thì người Mãn lại ung dung hưởng thụ đôi chân trần thoải mái. Tuy nhiên là người phụ nữ rất biết hưởng thụ và quan tâm đến sức khỏe bàn thân, Từ Hy thái hậu chưa bao giờ “ngược đãi” bàn chân của mình. Bà rất coi trọng chuyện đi tất, tất của bà phải được làm từ lụa mềm trắng tinh, khâu thêu tinh tế. Để làm ra một đôi tất, người thợ phải tốn 7, 8 ngày, thế nhưng Từ Hy chưa bao giờ đi đến hai lần một đôi tất. Như vậy, tính ra mỗi năm việc làm tất cho bà phải mất đến 3000 công thợ và trên 10 vạn lạng bạc!
Nước rửa chân của Từ Hy thái hậu cũng phải “thay đổi như thời tiết”. Vào ngày “tam thục”, thời tiết nóng ẩm, nước rửa chân phải đun bằng hoa cúc Hàng Châu. Vào ngày “Tam cửu”, thời tiết giá lạnh, nước rửa chân của thái hậu là nước nấu với đu đủ. Đương nhiên, người trong cung còn phải căn cứ vào sự thay đổi của thời tiết bốn mùa để tăng giảm các thành phần dược liệu trong nước, giúp bà hoàng khỏe mạnh mà không cần nhờ tới thuốc thang.
Đoàn Tàu “ngự dụng” chẳng khác nào cung điện thu nhỏ
Năm 1876, Trung Quốc có tuyến đường sắt đầu tiên. Nhưng mãi đến năm 1902, Từ Hy thái hậu mới lần đầu ngồi xe lửa. Bà luôn duy trì thói quen ngồi kiệu 16 người khiêng dù đi xa hay đi gần, mãi cho đến một năm, vì phải đến tỉnh Phụng Thiên xa xôi, bà quyết định mua hẳn một đoàn tàu từ nước ngoài. Đoàn tàu này gồm 16 toa, sơn màu vàng đặc trưng của hoàng thất, nhìn từ xa không khác nào một con rồng vàng. Trong đó có riêng một toa dành cho Từ Hy thái hậu, lại được chia thành 2 toa lớn, nhỏ. Toa nhỏ được kê giường gỗ đỏ, là phòng ngủ của bà. Gian lớn trải thàm, kê ngai vàng, là nơi bà triệu kiến các quan viên trong đoàn, chẳng khác nào một triều đình thu nhỏ. Ngoài ra, kiệu của thái hậu, 2 chiếc kiệu vua Quang Tự, các vị đại thần, mỗi người chiếm một toa. Chiếc tàu “ngự dùng” này chế tạo tại Đức và có giá không hề rẻ!
Bữa tiệc xa xỉ đến “rùng mình”
Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có lẽ chưa từng có bữa tiệc nào linh đình, trọng thể, vĩ đại như bữa tiệc Xuân năm Canh Tý (1874) của Từ Hy thái hậu. Để khoản đãi phái đoàn Sứ thần, tướng lãnh các quốc gia phương Tây, bà đã dùng đến gần 400 lượng vàng. Thực khách gồm 400 người, thực đơn 140 món, cần 1750 người phục dịch, đầu bếp được tuyển chọn từ khắp vùng miền cả nước, tiệc đúng 12h đêm giao thừa, kéo dài đến hết giờ Tý đêm mồng 7. Trong 140 món ăn ấy, có thể kể đến những món ăn kinh điển như: Sâm thử, não hầu, sơn Dương Trùng…
Sâm thử là chuột sâm, chuột nuôi bằng sâm. Theo đó, chuột mới đẻ đem nuôi trong lồng kính cho ăn toàn sâm thượng hảo hạng và uống nước suối, đến khi đẻ ra con thì lấy những con đó nuôi riêng cũng theo cách thức đó để cho sinh ra một lớp chuột mới, nhưng lớp chuột mới này vẫn chưa dùng được. Cứ nuôi như thế đến đời thứ ba, chuột mới thực là "Thập Toàn Đại Bổ". Có lẽ “đặc biệt” hơn nữa chính là, con chuột này chưa được qua bất kỳ một khâu sơ chế nào, mà cần phải…ăn sống mới bổ. Nhìn Từ Hy thái hậu thong thả đưa con chuột còn đang kêu chít chít lên miệng, vừa nhai vừa thong thả cảm nhận vị béo ngậy…400 vị khách “chết lặng”!
Não hầu chính là món óc khỉ, cứ năm thực khách lại được ban một con khỉ. Những con khỉ vung Thiên Sơn mang về được nuôi bằng thức ăn tinh khiết, bổ dưỡng, ngoài ra còn được tắm gội sạch sẽ. Lại cho đóng 80 cái hộp tròn giống như cái trống nhỏ mở ra khép vào được, một mặt trống có khoét lỗ tròn vừa đủ diện tích cho cái đầu con khỉ ló lên kèm theo một cái gông làm con khỉ không thể cục cựa được. Óc khỉ được ăn lúc khỉ con đang sống và não được dội bằng nước sâm nóng cho tái bớt đi !...
Những câu chuyện kể trên chỉ là một vài trong vô số những câu chuyện về sự ăn chơi hưởng thụ của Từ Hy thái hậu. Ngoài thú vui tiệc tùng, bà cũng có những cách “độc” để giữ gìn nhan sắc, mà đến ngày nay vẫn là chủ đề được phụ nữ đưa ra để học tập và rút kinh nghiệm. Nhắc tới bà, có những người quy tội bà chính là nguyên nhân cho sự sụp đổ của nhà Thanh, là một người phụ nữ tàn nhẫn và khát máu, tuy nhiên cũng có những người có cái nhìn lạc quan hơn, nói rằng ít nhiều bà cũng là một nhà cải cách có hiệu quả, dù miễn cưỡng, trong những năm cuối đời!