TIN TỨC » Hồ sơ tư liệu

Vị vua béo mỗi ngày ăn 10kg thịt, ngồi hỏng cả ngai vàng, sủng hạnh phi tử cũng cần người trợ giúp

Thứ ba, 12/04/2022 09:13

Vị vua này đã tốn khá nhiều công sức để có được ngai vàng nhưng lại bị chính sự biếng nhác của mình ''đuổi'' khỏi ngai vàng.

Chúng ta thường nói ăn được là phúc nhưng ăn được quá nhiều thực ra cũng là một việc khiến người ta phải đau đầu. Trong lịch sử Trung Quốc có một vị hoàng đế như thế này, mỗi ngày có thể ăn 10kg thịt, gần bằng lượng thức ăn của một con hổ. Duy trì chế độ ăn uống như vậy trong thời gian dài, vị hoàng đế này được mệnh danh là vị hoàng đế béo nhất trong lịch sử Trung Quốc. Ông ngồi hỏng cả ngai vàng, ngay cả khi “sủng hạnh” phi tử cũng cần phải có người khác giúp, chẳng hề có một chút tôn nghiêm nào của một vị hoàng đế. Đó là ai?

(Ảnh minh họa)

Binh biến

Ông là Hằng Huyền, sinh năm 369 sau công nguyên, vốn là con trai của Tể tướng đương triều Hằng Ôn. Năm 373, cha ông qua đời, dựa theo chế độ thời đó, Hằng Huyền khi ấy mới chỉ 5 tuổi đã kế thừa ngôi vị Nam Quận Công của cha mình.

(Ảnh minh họa)

Hằng Huyền thuở nhỏ cũng được coi là người xuất chúng so với những đứa trẻ cùng trang lứa. Lớn hơn chút, ngoại hình cũng ngày càng khôi ngô hơn. Thêm vào đó là bản thân có quyền, có diện mạo, lại còn có tài, Hằng Huyền thời trẻ cũng rất tự phụ. Nhưng vì quyền lực của gia tộc Hằng Huyền quá lớn, hơn nữa cha ông vào những năm cuối đời luôn nhăm nhe ngai vị hoàng đế, cả gia đình đều như muốn ăn tươi nuốt sống vị trí này. Vì thế hoàng đế luôn đề phòng, kiêng dè đối với gia đình của ông. Mãi cho đến năm 26 - 27 tuổi, Hằng Huyền mới có được Thái Thủ Đương ở Nghĩa Hưng (nay là Nghi Hưng, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc).

(Ảnh minh họa)

Hiển nhiên là dã tâm của Hằng Huyền không chỉ dừng lại ở đây, thế nên đã tận dụng các mối quan hệ quen biết để lôi kéo, xúi giục người khác khởi binh tạo phản, chèn ép hoàng đế đương thời. Thế nhưng điều thú vị là lúc này Hằng Huyền không hề ra mặt, hắn chỉ muốn làm ngư ông đắc lợi. Sau này, các động thái của Hằng Huyền ngày càng lớn, ngày càng nhiều người trong triều phải kiêng dè ông, để đến cuối không thể không lật bài ngửa, lộ ra bản chất thật. Hằng Huyền lúc này đã tích lũy được một chút thực lực của riêng mình nên đã quyết định tự gom binh xưng vương. Đến năm 402, Tư Mã Nguyên Hiển đã hạ lệnh thảo phạt Hằng Huyền.

(Ảnh minh họa)

Nhưng vì Hằng Huyền đã phong tỏa đường vận chuyển lương thực giữa đất liền với đường biển ở Trường Giang từ lâu, thế nên đã giáng một đòn trầm trọng cho Tư Mã Nguyên Hiển, đồng thời loạn Tôn Ân khi ấy vẫn chưa dập tắt, con đường thảo phạt của Tư Mã Nguyên Hiển cũng càng trở nên khó khăn hơn. Không những không gây ra tổn thất mang tính thực chất nào cho Hằng Huyền mà ngược lại còn tăng thêm khí thế cho Hằng Huyền. Sau đó, Hằng Huyền dẫn binh về phía đông, vốn tưởng rằng mình ngang nhiên tấn công thì triều đình có thế nào cũng sẽ phái một số quân binh tới cản trở, nào ngờ đi mãi qua cả Tầm Dương mà đều như đi tới chốn không người. Khung cảnh giao chiến ác liệt trong tưởng tượng cũng chẳng hề có.

Sĩ khí ngày càng tăng, tốc độ di chuyển về phía trước của Hằng Huyền ngày càng nhanh, sau khi đến Cô Thục cử luôn người tới giải quyết nhanh gọn thích sử địa phương là Tư Mã Thượng Chi, đồng thời nhanh chóng nắm quyền kiểm soát ở Lịch Dương.

Soán quyền

So với con đường đoạt quyền của các vị hoàng đế khác, bước đi tiến quân của Hằng Huyền quả thực là dễ dàng, nhẹ nhàng hơn quá nhiều, trên cả đường đi như có thần tiên trợ giúp, những đội quân triều đình giao chiến với Hằng Huyền không phải vì vấn đề bộ đội thì lại là vì cân nhắc những chuyện khác nên không muốn giao chiến trực diện với Hằng Huyền. Như Lưu Lao Chi, nếu như lúc ấy đánh bại Hằng Huyền, bản thân chắc chắn là con chim đầu đàn trong rừng, chắc chắn sẽ lại bị Tư Mã Nguyên Hiển để ý, nhằm vào, thà trực tiếp đầu hàng Hằng Huyền, bản thân còn được sống những ngày tháng an ổn.

(Ảnh minh họa)

Sau đó, Hằng Huyền lại đem binh tấn công tới thành Kiến Khang, lúc này binh lực mà ông có đã khác với lúc mới xuất phát, đối mặt với Hằng Huyền đột nhiên hùng mạnh như vậy, Tư Mã Nguyên Hiển cũng từng nghĩ phải cố hết sức thủ thành nhưng vì binh lực kém cỏi chẳng nghi ngờ gì đã thất bại hoàn toàn. Hằng Huyền vào kinh thành công, đồng thời lôi hết mọi tội trạng của Tư Mã Nguyên Hiển và Tư Mã Đạo Tử ra, người thì bị đưa đi đày, người thì bị phán quyết xử tử, Hằng Huyền lúc này đã nắm đại quyền trong triều.

Đến năm 403, khi thời cơ đã chín muồi, Hằng Huyền hạ lệnh bắt Tư Mã Bảo ép Tấn An Đế khi ấy viết chiếu thư nhường ngôi, cướp ngôi thành công. Ngày 3 tháng 12 năm 403, Hằng Huyền chính thức xưng đế đổi quốc hiệu là Sở. Nhưng có lẽ là do quá trình soán ngôi quá đỗi thuận lợi nên Hằng Huyền không hề ý thức được rằng bản thân mình chẳng có mưu lược của một vị hoàng đế. Sau khi ngồi lên ngai vàng, hành động cử chỉ của hắn vẫn chằng khác nào một đại thần công tử, chỉ là quyền lực lớn hơn mà thôi.

(Ảnh minh họa)

Ban đầu, Hằng Huyền thực ra cũng từng nghĩ muốn lập nên một sự nghiệp lớn trên vị trí này nhưng nếu cải cách thì sẽ động đến lợi ích của môn phiệt sĩ tộc, bản thân Hằng Huyền lại dựa vào thứ này để khởi nghiệp, đương nhiên không thể gậy ông đập lưng ông, thế nên cũng đành thôi. Trong khoảng thời gian Hằng Huyền tại vị, cuộc sống thường ngày của ông vô cùng xa xỉ, hoang phí. Cả ngày chẳng màng chuyện triều chính, lại thích vui chơi hưởng lạc thông đêm. Trong quan hệ triều đình vốn đã không ổn định đã tăng tốc làm nó suy sụp hơn. Nhưng Hằng Huyền không hề có bất kỳ động thái nào vì điều này, ngược lại còn luôn tận hưởng kết quả mà mình có được một cách dễ dàng này. Sau khi cảm thấy chẳng còn ai có thể cản trở mình được nữa thì ông cũng ngày càng “sảng khoái” hơn về mặt ăn uống.

Tiêu diệt toàn bộ

Theo ghi chép trong lịch sử, Hằng Huyền cực kỳ thích ăn thịt, hơn nữa lượng thức ăn còn rất lớn, khiến cho sau này, mỗi ngày gần như đều ăn ít nhất khoảng 10kg thịt, đúng là lượng thức ăn khiến người ta phải giật mình. Cân nặng của Hằng Huyền cũng dần tăng lên đến hơn 100kg. Lúc này, trên khuôn mặt của Hằng Huyền dường như đã không còn nhìn thấy vẻ khôi ngô tuấn tú của thời trẻ nữa rồi, thậm chí ngũ quan trên khuôn mặt còn bị mỡ ép lại nhăn nhúm, lúc đi đứng đều cần phải có hai thái giám to khỏe đỡ hai bên, thế nhưng cho dù được đỡ như vậy thì Hằng Huyền vẫn cảm thấy vô cùng mệt mỏi.

(Ảnh minh họa)

Là một vị vua, ai lại dám bắt ông giảm cân, vì Hằng Huyền không kiểm soát được cái miệng của mình, đến một hôm khi lên triều, Hằng Huyền đi bộ thấy hơi mệt, vừa muốn ngồi xuống ghế rồng nghỉ một lát thì nào ngờ chiếc ghế đã bị ông ngồi sập. Phải biết rằng chiếc ghế được làm từ chất liệu kim loại như đồng đen. Các quan thần vừa buồn cười nhưng lại không dám cười, chỉ có thể cúi đầu, bản thân Hằng Huyền cũng không thấy ngại, chỉ là ghế rồng bị hỏng thôi mà, so với cái này thì còn có chuyện xấu hổ hơn nhiều. Đối với một vị hoàng đế mà nói thì con cái là điều vô cùng quan trọng nhưng sủng hạnh phi tử lại là điều vô cùng tốn sức. Hằng Huyền không thể.

(Ảnh minh họa)

Vì không muốn đứng cạnh là một tên thái giám nên chỉ có thể để cung nữ giúp đỡ mình trong lúc sủng hạnh phi tử. Cho dù là vậy, việc sủng hạnh phi tử vốn là một chuyện vui vẻ nhưng vẫn đem lại không ít khổ sở cho Hằng Huyền, phi tử và cả cung nữ. Sau một đêm khổ sở, mệt mỏi, Hằng Huyền vẫn ăn uống như thường, nếu thực sự quá mệt thì sẽ kêu người khiêng ông đi. Đối diện với lời nhắc nhở khéo léo của các quan thần, Hằng Huyền cũng chỉ giả vờ như không nghe thấy. Sau một khoảng thời gian sống hưởng lạc bất chấp như vậy, vì không mang đến lợi ích gì cho giang sơn xã tắc, giúp ích cho đến đời sống bách tính nên bị dân oán thán, không lâu sau thì Lưu Dụ khởi binh mưu phản, nhanh chóng hạ bệ Hằng Huyền xuống khỏi vị trí hoàng đế.

Vũ Phong (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới