TIN TỨC » Kiến thức

100 tấn thủy ngân trong lăng Tần Thủy Hoàng đến từ đâu? Hóa ra thứ độc hại đó do nữ thương nhân đầu tiên thời phong kiến cung cấp

Thứ năm, 08/04/2021 21:23

Thời phong kiến, thủy ngân được chiết xuất từ ​​chu sa, theo ghi chép trong sử sách, một quả phụ là người có nhiều mỏ chu sa nhất. Vì vậy, 100 tấn thủy ngân trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng rất có thể là do người này cung cấp.

Thế nhưng Tần Thủy Hoàng muốn có nhiều thủy ngân để làm gì? Và tại sao Ba Thanh lại sở hữu nhiều chu sa như vậy?

100 tấn thủy ngân trong lăng Tần Thủy Hoàng đến từ đâu? Hóa ra thứ độc hại đó do nữ thương nhân đầu tiên trong thời phong kiến cung cấp.

Do đặc tính của thủy ngân dễ gây ngộ độc cho con người nên Tần Thủy Hoàng đã cho thủy ngân lấp đầy lăng mộ của mình để đề phòng bọn trộm mộ. Thủ đoạn này quả thực rất hiệu quả, khiến những kẻ trộm mộ không động thủ vào lăng Tần Thủy Hoàng. Mãi đến tận ngày nay, tức hơn 2000 năm sau, ngôi mộ ẩn của Tần Thủy Hoàng vẫn khiến các nhà khảo cổ học hiện đại phải đau đầu vì trong đó có quá nhiều thủy ngân, và ở lâu dễ bị nhiễm độc.

Ngoài việc đề phòng kẻ trộm mộ, tại sao Tần Thủy Hoàng lại muốn có nhiều thủy ngân như vậy? Thủy ngân là kim loại nặng, vì hình dạng giống như nước nên thủy ngân được dùng để mô phỏng núi sông trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng. Nên khi lăng mộ Tần Thủy Hoàng được xây dựng đã hao tốn khoảng 100 tấn thủy ngân. Hơn nữa, thủy ngân không dễ bay hơi hoặc oxy hóa, lăng mộ lại luôn đóng cửa nên nó không phản ứng hóa học với các thành phần trong không khí. Vì vậy 100 tấn thủy ngân đã được giữ trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng từng ấy năm.

Vậy người phụ nữ cung cấp thủy ngân trong địa lăng, được Tần Thủy Hoàng nể trọng là ai? Vào triều đại phong kiến ​​nước Tần, nơi đàn ông vượt trội hơn phụ nữ, làm thế nào mà góa phụ Ba Thanh lại sở hữu nhiều thủy ngân đến vậy? Chồng của Ba Thanh ở Ba Thục. Sau cái chết của chồng, Ba Thanh đã thủ tiết thờ chồng và quản lý tốt công việc kinh doanh, đặc biệt là sản nghiệp mỏ khoáng sản Chu sa của gia tộc nhà chồng. Tài năng của bà đã làm tăng sản lượng chu sa hàng năm.

Và vì Thái hậu Triệu Cơ lúc bấy giờ là người phóng túng, không làm tròn lễ nghĩa của người mẹ, nên hành động thủ tiết thờ chồng của quả phụ Ba Thanh lúc bấy giờ càng khiến Tần Thủy Hoàng thêm ngưỡng mộ và rước nàng vào cung. Quyết định này của ông giống như châm biếm mẹ mình với sự quả cảm của góa phụ Ba Thanh. Sử ký cũng ghi lại rằng Tần Thủy Hoàng đã xây dựng bia để thể hiện sự tôn trọng với Ba Thanh.

Tần Thủy Hoàng cũng được cho là bị ám ảnh trong việc tìm kiếm phương thuốc trường sinh bất lão sau khi thống nhất thiên hạ, vì vậy chu sa nghiễm nhiên là vật liệu "đắt đỏ" trong triều đại nhà Tần. Theo nhiều ghi chép lịch sử, chu sa không những được dùng để luyện thủy ngân mà còn được dùng để luyện đan dược trừ tà cũng như là một thành phần trong đơn thuốc điều trị an thần và Ba Thanh là người sở hữu nhiều mỏ chu sa nhất nên việc thừa hưởng gia sản và làm ăn phát đạt của nữ nhân này có thể ảnh hưởng tới nền kinh tế của nước Tần khi đó.

Tuy nhiên, do Tần Thủy Hoàng liên tục làm thuốc trường sinh, muốn kiểm soát tất cả các mỏ chu sa nên đã khống chế Ba Thanh trong cung. Từ đó Tần Thủy Hoàng đã vận chuyển một lượng lớn thủy ngân về. Trước khi qua đời, toàn bộ lăng mộ của vị Hoàng đế đầu tiên được bao phủ bởi thủy ngân.

Maii (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới