TIN TỨC » Kiến thức

9 mẹo có thể giúp bạn mua sắm một cách khôn ngoan và tiết kiệm tiền

Thứ ba, 16/08/2022 06:15

Gợi ý cho bạn một số mẹo giúp tránh chi tiêu bốc đồng và do đó có thể đạt được mục tiêu tiết kiệm tiền của mình trong khoảng thời gian ngắn hơn.

Nghĩ kỹ mục đích khi bạn mua một món hàng

Đôi khi bạn muốn mọi thứ và ngay lập tức, nhưng đừng sắm luôn. Bắt đầu bằng cách xác định mục đích của món đồ có thực sự cần thiết cho bạn hay không. Điều này sẽ tạo cho bạn động lực cần thiết để tiếp tục tiết kiệm tiền và tránh mua những món đồ lãng phí, không thực sự cần thiết.

Mẹo nhỏ thú vị giúp bạn tiết kiệm tiền khi mua sắm.

Tập trung vào lý do tại sao bạn muốn tiết kiệm

Thông thường bạn sẽ sớm mệt mỏi với việc thắt lưng buộc bụng và bắt đầu phung phí. Điều này sẽ khiến bạn khó tiếp tục kế hoạch tiết kiệm hơn.

Vậy nên thường xuyên nhắc nhở bản thân về lý do bạn phải tiết kiệm. Bằng cách này, bạn sẽ tìm ra cách để tránh lãng phí như ít đến các cửa hàng hơn hay học cách từ chối mua một nói đồ.

Tổng kết số tiền bạn muốn tiết kiệm

Bạn biết số tiền bạn có thể chi tiêu khi mua hàng mỗi tuần. 7 ngày trôi qua và vào chủ nhật, bạn kiểm tra ví hoặc kiểm tra tài khoản của mình để xem bản thân tiết kiệm được bao nhiêu.

Đừng tiêu những khoản tiền “bỗng dưng mà có” đó. Chia số tiền thành hai phần: một để chi tiêu như một cái cớ để nuông chiều bản thân và phần còn lại - để thực hiện ước mơ hoặc mục tiêu lớn nào đó.

Nghỉ ngơi trước khi mua một món hàng

Khi nghe nói rằng một chương trình khuyến mãi sẽ chỉ được tổ chức vào ngày hôm đó, rằng mặt hàng được giảm giá rất đặc biệt, bạn hãy cố tránh khỏi sự cám dỗ đó. Với những ý muốn mua hàng bất ngờ, bạn có thể tạm nghỉ 24 giờ và đối với những giao dịch mua lớn bạn nên suy nghĩ kỹ sau 3 ngày.

Sử dụng mạng xã hội xem các bài đánh giá trên YouTube, so sánh giá cả.

Nhìn vào đồ đạc của mình, xem món đồ mới có thực sự cần thiết.

Không nhai kẹo cao su khi bạn đi mua sắm

Khi bạn nhai kẹo cao su, lưu lượng máu lên não tăng lên và cải thiện chức năng nhận thức. Do đó, bạn sẽ muốn dành nhiều thời gian hơn trong các cửa hàng và mua nhiều hơn.

Đừng nhai kẹo cao su khi đi mua sắm. Tập trung vào những gì quan trọng đối với bạn và đừng để bị phân tâm bởi những đề xuất "thú vị".

Giới hạn thời gian bạn định ở trong cửa hàng.

Cách mua hàng tiết kệm

Khi bước vào một cửa hàng, hầu hết người mua sắm đều đi bên phải, vì mọi người thường thuận tay phải. Các nhà tiếp thị biết điều này, và họ cố tình đặt những mặt hàng đắt tiền nhất ở phía bên phải.

Đặc biệt chú ý đến các kệ cao nhất và thấp nhất. Các mặt hàng rẻ nhất sẽ có ngay tại đó. Đừng xách giỏ, và chỉ dùng tay để xách những gì bạn đã định lấy. Nếu bạn cần mua nhiều mặt hàng, thì hãy lấy một giỏ. Điều này sẽ giúp bạn không mua quá nhiều.

Mang theo một danh sách mua sắm

Nhìn thấy một món hàng có giá khuyến mại, bạn nhanh chóng để vào giỏ hàng ngay cả khi không hoàn toàn cần đến nó. Đây là một bản năng vì nghĩ rằng nếu bạn không mua món hàng ngay bây giờ, bạn sẽ mất khả năng mua được nó trong tương lai

Lời khuyên là: Bỏ qua các mặt hàng khuyến mại nếu chúng không có trong danh sách của bạn.

Nếu bạn đã lấy những thứ mình cần, hãy đi thẳng đến quầy thanh toán và đừng quên lịch sự từ chối khi nhân viên thu ngân đề nghị mua 3 món với giá 1 món.

Bạn thích gì hơn?

Các nhà tiếp thị làm mọi cách để bạn vô tình bắt gặp một món hàng và khiến bạn muốn mua nó. Phòng thử đồ được đặt ở góc xa nhất của cửa hàng và những sản phẩm đắt tiền nhất được đặt ngang tầm mắt. Trong kho vũ khí của họ cũng có thiết kế khuyến mại, các chữ cái hấp dẫn trên bìa in, thẻ tích điểm, mùi dễ chịu và âm nhạc nhẹ nhàng.

Bạn có muốn mua một chiếc váy mới? Hãy tưởng tượng trước mặt bạn một người mà một tay nắm giữ chiếc váy đó, một bên là tiền bạc. Bạn sẽ chọn gì? Nếu bạn bị thu hút bởi tiền bạc, thì điều đó có nghĩa là trang phục này không quá cần thiết.

Mua hàng có ý thức

Khi mua một món hàng, tâm trạng của một người hưng phấn trong 20 phút, sau đó bạn cảm thấy thất vọng và lo lắng về số tiền đã bỏ ra.

Mua theo nhu cầu và không đến cửa hàng khi không có nhu cầu.

Bản thân việc mua sắm không phải là một mục tiêu mà là một phần nhỏ của cuộc sống.

Ánh Dương (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới