Đối tượng cần cấp, đổi lại thẻ BHYT:
Có 2 đối tượng phải đi làm thủ tục cấp/ đổi thẻ BHYT ngay trước ngày 1/7/2024, đó là:
- Những trường hợp người tham gia thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu cần cấp đổi lại thẻ BHYT.
- Những trường hợp thông tin trên thẻ BHYT không đúng cần phải cấp đổi lại BHYT.
Có 2 đối tượng cần cấp đổi lại thẻ BHYT trước ngày 1/7/2024.
Thủ tục đổi thẻ BHYT mới
Bạn có thể thực hiện thủ tục đổi thẻ BHYT bằng cách nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc làm thủ tục đổi lại thẻ BHYT trực tuyến qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Tuy nhiên về cơ bản quy trình đổi thẻ BHYT được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đổi thẻ BHYT
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2, Điều 19, Luật Bảo hiểm y tế 2008 và Khoản 4, Điều 27, Quyết định 595/QĐ/BHXH ban hành ngày 14/4/2017 hồ sơ đổi thẻ BHYT gồm:
Đối với người tham gia BHYT cần chuẩn bị:
Đơn đề nghị đổi thẻ BHYT;
Thẻ BHYT cũ.
Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT theo Mẫu
Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn thì bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03 (còn được quy định tại thủ tục hành chính thay thế ban hành kèm theo Quyết định số 772/QĐ-BHXH ngày 15/6/2018).
Bước 2: Nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH
Trường hợp người lao động tham gia BHYT bắt buộc thông qua người sử dụng lao động thì nộp cho người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động sẽ thay người lao động làm việc với cơ quan BHXH.
Trường hợp người lao động tham gia BHYT tự nguyện có thể nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan BHXH hoặc nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng dịch vụ công Quốc gia.
Bước 3: Giải quyết thủ tục đổi thẻ BHYT
Sau khi nộp hồ sơ người đổi thẻ BHYT sẽ nhận được 01 giấy hẹn trả kết quả đổi thẻ BHYT theo Mẫu số 4 (Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP ban hành ngày 17/1/2018).
Thời hạn giải quyết thủ tục đổi thẻ BHYT trong vòng 05 ngày kể từ ngày cơ quan BHXH nhận được hồ sơ hợp lệ. Cơ quan BHXH thực hiện cấp thẻ BHYT mới cho người tham gia trong thời hạn quy định.