Nếu như trước đây, có khẩu hiệu: "Mỗi gia đình chỉ nên có từ 1 đến 2 con" thì ngày nay, tỷ lệ sinh tự nhiên ở Việt Nam lại giảm đáng báo động, đặc biệt ở một số đô thị điều kiện kinh tế phát triển. Một bộ phận giới trẻ có xu hướng ngại cưới, không muốn hoặc sinh rất ít con. Hậu quả của việc này là sẽ đẩy nhanh quá trình suy thoái dân số và tương lai gần sẽ thiếu hụt nhân lực trong độ tuổi lao động.
Câu hỏi đặt ra là, lý do tại sao giới trẻ ngày nay lại ngại sinh con? Câu trả lời có thể gói gọn ở hai đặc điểm dưới đây:
Giới trẻ ngày nay kết hôn muộn, ngại sinh con, vì sao? (Ảnh minh họa)
Độc thân trở thành xu hướng
Không như trước đây, nhiều người bị gia đình bắt buộc việc phải lấy chồng/vợ và sinh con. Thì ngày nay giới trẻ lựa chọn cách sống riêng, tự lập, cha mẹ khó can thiệp. Thậm chí ngày càng nhiều người trẻ lựa chọn cuộc sống độc thân, không kết hôn, sinh con hay lựa chọn lối sống DINK (Double Income, No Kids - Hai thu nhập, không con cái).
(Ảnh minh họa)
Cụ thể, từ năm 1989 - 2023, trung bình độ tuổi kết hôn lần đầu của nam từ 24,4 và nữ là 23,2 đã tăng lên 29,3 tuổi với nam và 25,1 đối với nữ vào năm 2023. Tỉ lệ người độc thân cũng đang có xu hướng tăng nhanh, từ 6,23% năm 2004 lên 10,1% năm 2019. Xu hướng không muốn hoặc sinh con đang lan rộng trong các đô thị, nhất là những TP lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Mức sinh cũng giảm rõ rệt, từ 3,8 con vào năm 1989 xuống dưới 2 con vào năm 2023. Trong giai đoạn 2013 - 2023, trung bình mỗi năm dân số Việt Nam chỉ tăng khoảng 1 triệu người.
Tại TP Hồ Chí Minh, số liệu thống kê từ báo cáo của GSO vào tháng 7 vừa qua cho thấy, độ tuổi kết hôn trung bình lần đầu là 30,4 mức kỷ lục tại Việt Nam.
(Ảnh minh họa)
Trong tương lai gần, dự báo là khoảng 30 năm tới, dự báo tỷ lệ dân số già sẽ chiếm tới 25% tổng quy mô dân số của Việt Nam.
Ngại sinh thêm con vì giá nhà tăng chóng mặt
Lý do thứ hai giới trẻ chọn kết hôn muộn sau 30 vì vẫn còn những nỗi lo về cơm áo gạo tiền và áp lực về tạo dựng nơi ở.
(Ảnh minh họa)
Nhất là khi giá nhà đang ngày càng tăng cao, kéo theo giá thuê nhà ở cũng tăng, gây áp lực đến chi phí sinh hoạt của mỗi người. Điều này đặt gánh nặng vì nhiều người trẻ có suy nghĩ phải mua được nhà trước khi kết hôn hoặc sinh con. Nhưng do giá nhà đất hiện nay quá cao, không dễ để mua nên họ phải dành toàn bộ thời gian có thể làm việc lấy tiền mua nhà cho bằng được mà bỏ qua thời điểm kết hôn, sinh con.
Hậu quả của việc "ngại cưới, lười sinh" sẽ đẩy nhanh quá trình suy thoái dân số, gây thiếu hụt nguồn nhân lực trẻ, lực lượng và năng suất lao động giảm sút, tạo gánh nặng an sinh xã hội.
(Ảnh minh họa)