Đây là ba cách đi khám bệnh không cần mang theo thẻ BHYT, người dân có thể linh hoạt sử dụng để giảm thiểu giấy tờ mang bên người.
Những cách thay thế thẻ BHYT giấy trong khám, chữa bệnh.
Dùng CCCD gắn chip
Người dân xuất trình thẻ Căn cước công dân gắn chip tại cơ sở khám, chữa bệnh, khi quét mã QR đã có thông tin hợp lệ về tham gia BHYT, cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện kiểm tra, đối chiếu thông tin về BHYT và tiếp đón người bệnh theo quy trình khám, chữa bệnh BHYT hiện hành.
Dùng ứng dụng VNeID
Người dân có thể sử dụng thẻ BHYT đã được xác thực trên ứng dụng VNeID (ứng dụng định danh điện tử mức 2) bằng cách mở cài đặt VNeID trên điện thoại di động sau đó đăng nhập tài khoản VneID.
Tiếp đó chọn mục "Ví giấy tờ" sau đó chọn "Thẻ BHYT"; nhập mã để xác minh người dùng và xuất trình hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VNeID cho nhân viên y tế.
Dùng ứng dụng VssID
Người dân cũng có thể sử dụng ứng dụng VssID trên điện thoại để thay thế thẻ BHYT giấy khi đi khám chữa bệnh.
Theo đó, sau khi đăng nhập thành công, trên giao diện chính của ứng dụng VssID, người dân cần chọn mục "Quản lý cá nhân", tiếp đó chọn mục " Thẻ BHYT" và sau đó chọn " Sử dụng thẻ" hoặc "Hình ảnh thẻ".
Trong trường hợp nêu trên, người thân của bà có thể sử dụng Căn cước công dân khi đi khám bệnh thay cho thẻ BHYT hoặc có thể dụng ứng dựng VNeID hoặc ứng dụng VssID.
Khám bảo hiểm y tế tự nguyện được hưởng:
Theo quy định tại Khoản 15, Điều 1, Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014, theo đó khi đi khám BHYT tự nguyện người tham gia sẽ được hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh như sau:
– Đối với bệnh nhân đi khám chữa, bệnh đúng tuyến, bệnh nhân sẽ được Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 80% chi phí khám, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng.– Trường hợp đi khám, chữa bệnh trái tuyến, người dân sẽ được chi trả:
+ 40% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến Trung ương.
+ 60% chi phí điều trị nội trú đến ngày 31/12/2020; hưởng 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01/01/2021 tại bệnh viện tuyến tỉnh trên phạm vi cả nước.
+ 100% chi phí khám, chữa bệnh tại bệnh viện tuyến huyện.
Như vậy, khi tham gia BHYT tự nguyện người tham gia sẽ được hỗ trợ rất nhiều các chi phí khám chữa bệnh, giúp họ giảm đi một phần lo lắng yên tâm điều trị bệnh.
Những đối tượng không thuộc đối tượng tham gia BHYT bắt buộc thì được tham gia BHYT tự nguyện. Theo Công văn 777/BHXH-BT, từ ngày 01/01/2016 trở đi, nếu muốn tham gia BHYT tự nguyện thì bắt buộc phải tham gia theo hình thức hộ gia đình. Mức đóng BHYT tự nguyện được quy định theo mức đóng của BHYT hộ gia đình. Căn cứ vào Khoản 7, Điều 1, Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật bảo hiểm y tế ban hành 13/6/2014 sửa đổi bổ sung Điều 13, Luật Bảo hiểm y tế. Mức đóng được giảm dần từ thành viên thứ hai trở đi, cụ thể như sau:
+ Người thứ nhất đóng tối đa bằng 6% mức lương cơ sở;
+ Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất;
+ Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.