TIN TỨC » Kiến thức

3 kỹ năng cơ bản để nói chuyện và giao tiếp với lãnh đạo, học để được lợi

Thứ năm, 19/01/2023 14:08

Trong công việc, ngoài việc giao tiếp với đồng nghiệp, bạn còn phải giao tiếp với sếp. Cách bạn giao tiếp, nói chuyện với cấp trên sẽ quyết định khả năng thăng tiến của bạn. Kỹ năng giao tiếp kém sẽ khiến một người nhân viên có năng lực, giỏi chuyên môn và chăm chỉ mãi giậm chân tại chỗ.

Lắng nghe

Lắng nghe khi giao tiếp với cấp trên là nguyên tắc đầu tiên giúp bạn chiếm được thiện cảm của đối phương, đặc biệt là sếp trong môi trường công sở (Ảnh minh họa)

Việc lắng nghe khi giao tiếp với cấp trên sẽ giúp bạn hiểu rõ sếp hơn để từ đó bạn tạo được sức ảnh hưởng của riêng mình, tất nhiên sẽ được cấp trên tín nhiệm và đánh giá cao hơn.

Khi giao tiếp với cấp trên, bạn nên tập trung vào cuộc đối thoại, thỉnh thoảng bày tỏ sự đồng tình, cảm động, nhắc lại lời cấp trên, xin cho những giải thích tỉ mỉ hơn hay có thể đặt ra những câu hỏi khi giao tiếp với cấp trên để họ biết rằng bạn đang chăm chú theo dõi cuộc trò chuyện và thực sự quan tâm đến những gì họ nói.

Rõ ràng là những người cấp trên ít nhiều đều có mong muốn truyền kinh nghiệm, chia sẻ những chỉ dẫn đối với cấp dưới. Họ sẽ có cảm tình hơn với những cấp dưới chịu lắng nghe mình. Kỹ năng lắng nghe khi giao tiếp với cấp trên sẽ giúp bạn và họ hiểu nhau hơn để có một cuộc đối thoại thành công.

Kiềm chế cảm xúc

Đây là việc có thể nói là khó khăn đặc biệt với những bạn có cái tôi cá nhân cao. Hoặc là người nhạy cảm, khó kiểm soát được cảm xúc của mình. Tuy nhiên, khi làm việc thì bạn nên nhớ kỹ năng quan trọng nhất chính là học cách kiềm chế cảm xúc với cấp trên. Những việc như nóng giận, tranh cãi với cấp trên sẽ chỉ làm tổn hại đến bản thân mình thôi, trong mắt của Sếp và mọi người bạn cũng không được đánh giá cao.

Môi trường làm việc sẽ không tránh khỏi những lúc gặp vấn đề tiêu cực khi giao tiếp với cấp trên, tuy nhiên hay cố gắng bình tĩnh và kiểm soát cảm xúc của mình. Tuyệt đối không nên tỏ thái độ bất bình mà hãy đợi thời gian cả hai bình tình ngồi xuống trình bày và giải quyết mọi vấn đề. Bạn cũng cần chú ý đến lời nói, hành động và ngữ điệu hay cường độ giọng nói của bản thân cho phù hợp.

Ngoài ra quan trọng là việc kiềm chế cảm xúc này chính là bạn đã chiến thắng được bản thân mình cũng như trong giao tiếp với cấp trên bạn sẽ có hỉnh ảnh tốt trong mắt họ. Họ nhận định bạn là người biết suy nghĩ thấy đáo, trưởng thành và rất chuyên nghiệp. Cùng từ đó mà mối quan hệ của bạn và cấp trên cũng trở nên tốt đẹp và khả năng hợp tác lâu dài hơn.

Giao tiếp với thái độ chân thành

Đây là điều vô cùng quan trọng khi giao tiếp, đặc biệt là với cấp trên. Bởi khi nói chuyện bằng thái độ chân thành thì lời nói của bạn sẽ được nhìn nhận và đánh giá cao hơn rất nhiều. Sự chân thành của bạn sẽ làm cho cấp trên cảm thấy sự trân trọng, quan tâm của bạn dành cho họ. Điều này góp phần chứng mình bạn là một nhân viên đáng tin tưởng.

Để thể hiện sự chân thành trong lời nói của mình bạn hãy lưu ý đừng tỏ ra khó chịu, gượng ép hay giả vờ quan tâm, vui vẻ bởi như thế cấp trên sẽ cho rằng bạn là người giả tạo. Và điều vô cùng quan trọng là nếu như bạn không nói thật thì cũng đừng nói dối, hãy khéo léo sử dụng ngôn từ.

Hạ Tú (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới