TIN TỨC » Kiến thức

3 quy định mới về Bảo hiểm xe máy chính thức có hiệu lực, ai cũng nên biết kẻo mất tiền oan

Thứ năm, 11/01/2024 14:41

Từ nay, khi mua Bảo hiểm xe máy, người dân sẽ được hưởng những quyền lợi này.

Bảo hiểm xe máy bắt buộc là gì?

Bảo hiểm xe máy bắt buộc là hình thức bảo hiểm mà người dân nhất định phải mua khi muốn điều khiển xe máy tham gia gia thông. Theo quy định, người dân nếu như không có bảo hiểm này nếu như CSGT kiểm tra hành chính các loại giấy tờ xe khi thiếu bảo hiểm bắt buộc sẽ bị xử phạt theo quy định.

Trong năm 2024 có một quy định mới liên quan tới quyền lợi của người dân khi tham gia bảo hiểm xe máy, ô tô ai cũng nên biết.

3 quy định mới về bảo hiểm xe máy, ô tô

Có một số quy định mới liên quan đến bảo hiểm bắt buộc của chủ xe mô tô, xe gắn máy như: Hiệu lực của bảo hiểm xe máy bắt buộc khi chuyển quyền sở hữu xe.

Theo Quy định cũ: Trong thời hạn còn hiệu lực ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm, nếu có sự chuyển quyền sở hữu xe, mọi quyền lợi bảo hiểm liên quan đến trách nhiệm dân sự của chủ xe cũ vẫn còn hiệu lực đối với chủ xe mới.

Tuy nhiên theo quy định mới thì trong thời hạn còn hiệu lực ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm, nếu có sự chuyển quyền sở hữu xe, chủ xe cũ có quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại Điều 11 Nghị định 67/2023 về chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm và hậu quả pháp lý của việc chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm. Cụ thể:

- Trường hợp xe cơ giới bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an, hợp đồng bảo hiểm chấm dứt kể từ thời điểm bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm hoàn phí bảo hiểm đã đóng cho bên mua bảo hiểm tương ứng với thời hạn còn lại của hợp đồng bảo hiểm kể từ thời điểm hợp đồng bảo hiểm chấm dứt.

Điều 12 Nghị định 67 năm 2023 quy định: Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm về vụ tai nạn, doanh nghiệp bảo hiểm phải tạm ứng bồi thường đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, cụ thể:

- Trường hợp đã xác định được vụ tai nạn thuộc phạm vi bồi thường thiệt hại:

70% mức bồi thường bảo hiểm ước tính theo quy định cho một người trong một vụ tai nạn đối với trường hợp tử vong.

50% mức bồi thường bảo hiểm ước tính theo quy định cho một người trong một vụ tai nạn đối với trường hợp tổn thương bộ phận.

Mức tạm ứng bồi thường đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng trong trường hợp chưa xác định được vụ tai nạn thuộc phạm vi bồi thường thiệt hại được quy định như sau:

- 30% giới hạn trách nhiệm bảo hiểm theo quy định cho một người trong một vụ tai nạn đối với trường hợp tử vong và ước tính tỷ lệ tổn thương từ 81% trở lên. Trước đây quy định mức tạm ứng là 30% mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định/1 người/1 vụ đối với trường hợp tử vong;

- 10% giới hạn trách nhiệm bảo hiểm theo quy định cho một người trong một vụ tai nạn đối với trường hợp ước tính tỷ lệ tổn thương từ 31% đến dưới 81%. Theo quy định cũ thì mức tạm ứng là 10% mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định/1 người/1 vụ đối với trường hợp tổn thương bộ phận được điều trị cấp cứu;

Sau khi đã thực hiện tạm ứng bồi thường, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền yêu cầu Quỹ bảo hiểm xe cơ giới hoàn trả số tiền đã tạm ứng bồi thường trong trường hợp tai nạn được xác định thuộc loại trừ trách nhiệm bảo hiểm hoặc không thuộc phạm vi bảo hiểm.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày xảy ra tai nạn trừ trường hợp bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm phải gửi thông báo tai nạn bằng văn bản hoặc thông qua hình thức điện tử cho doanh nghiệp bảo hiểm.

Không có bảo hiểm xe máy bắt buộc bị phạt bao nhiêu?

Theo điểm a, khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định:

Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (bảo hiểm xe máy) còn hiệu lực thì bị phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

Hoàng Mai (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới