TIN TỨC » Kiến thức

4 quy tắc để tồn tại ở nơi làm việc

Thứ hai, 09/05/2022 16:46

Có một sự thật khá khắc nghiệt là nơi làm việc cũng như một xã hội thu nhỏ. Ở đó, tồn tại rất nhiều kiểu người. Các đồng nghiệp sớm chiều kề vai chiến đấu cùng bạn là đồng đội và cũng là đối thủ cạnh tranh. Ở đó, mọi thứ đều cuối cùng đều xoay quanh vấn đề lợi ích.

Dưới đây là 4 quy tắc “sống còn” để bạn có thể tồn tại ở nơi làm việc, ai cũng nên biết:

Đừng quên tắt tiếng điện thoại trong văn phòng

(Ảnh minh họa)

Không chỉ được sử dụng để liên lạc, ngày nay, điện thoại di động còn là phương tiện giải trí, công cụ phục vụ công việc. Chính vì vậy, điện thoại di động đã trở thành vật bất li thân của nhiều người. Chúng xuất hiện trong hầu hết mọi thời điểm trong ngày từ ở nhà cho đến văn phòng. Tuy vậy, đừng để việc sử dụng điện thoại tại văn phòng khiến bạn trở nên “kém sang” trong mắt những người xung quanh.

Để điện thoại ở trạng thái rung cho phép bạn biết có cuộc gọi hoặc tin nhắn một cách riêng tư. Và đồng nghiệp của bạn sẽ không bị làm phiền mỗi khi điện thoại của bạn đổ chuông. Quan trọng nhất là, sếp của bạn sẽ không phát hiện ra bạn nhận được bao nhiêu cuộc gọi tại nơi làm việc.

Đừng làm cho bàn làm việc của bạn trở nên bừa bộn hơn một cái thùng rác

(Ảnh minh họa)

Nên dọn dẹp, sắp xếp lại bàn làm việc trước khi người khác cảm thấy khó chịu, cau mày khi đi ngang qua bàn làm việc của bạn. Dù gì đây cũng không phải “phòng ngủ” riêng của bạn, bạn phải quan tâm đến tầm nhìn của các đồng nghiệp khác.

Đừng tặng những món quà đắt tiền cho sếp hoặc đồng nghiệp của bạn

(Ảnh minh họa)

Điều này sẽ chỉ khiến sếp cảm thấy khó xử và khiến các đồng nghiệp khác suy nghĩ không đúng đắn về mục đích của bạn. Bạn vô tình trở thành “kẻ khó ưa” trong mắt người khác, bị cô lập và điều đó không tốt chút nào trong môi trường công sở.

Đừng để mình bị cuốn vào những cuộc tranh giành nội bộ

(Ảnh minh họa)

Đặc biệt khi bạn chỉ là một nhân viên bình thường không có trình độ chuyên môn cao, đừng có ý nghĩ ngây thơ rằng mình sẽ “liên minh” với sếp của bộ phận nào đó để giúp mình có chỗ đứng vững chắc hơn trong công ty. Việc bị cuốn vào những cuộc tranh giành nội bộ sẽ chỉ khiến mọi việc trở nên phúc tạp, “thâm sâu” hơn bạn nghĩ.

Trước khi trở thành “nạn nhân” cho một sự việc nào đó, bạn thậm chí có thể không nhận ra điều đó. Vì vậy, dù ở trong môi trường nhà nước hay tư nhân thì việc làm việc một cách trung thực, hòa đồng với tất cả để hướng tới mục tiêu chung là hoàn thành công việc là việc ai cũng nên làm.

Hạ Tú (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới