TIN TỨC » Kiến thức

4 yếu tố cho thấy bạn có phải là người có văn hóa hay không

Thứ tư, 16/08/2017 08:28

Người có văn hóa hay không không thể chỉ nhìn vào bằng cấp mà là có làm được 4 điều này hay không.

Người học nhiều, có kiến thức rộng rãi chưa chắc đã có văn hóa. Một người, nếu như có tu dưỡng từ trong tâm trí, có sự tự giác không cần nhắc nhở, lấy hạn chế làm tiền đề cho sự tự do, lương thiện và nghĩ cho người khác; nếu làm được 4 điểm này, người đó mới có thể gọi là có văn hóa.

Hãy học cách tu dưỡng bản thân (Ảnh minh họa)

I. Tu dưỡng căn cốt từ trong tâm trí

Một người tu dưỡng bản thân cần: ôn hòa, làm việc chu đáo, làm người lễ phép. Ở thời cổ đại, mọi người thường lấy ngọc ví với người quân tử. Cho rằng quân tử giống như miếng ngọc thạch ôn hòa, tỏa sáng rực rỡ từ bên trong ra ngoài.

Người xưa đọc sách quan trọng nhất chính là vì tu thân, chỉ có tu thân, mới có thể tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Tu thân là sự trầm tĩnh bên trong cuộc sống tâm linh, cũng là thành quả của việc tu luyện tinh thần của bản thân. Chỉ khi coi mọi việc trở nên không nặng nề nữa, mới có thể tự mình tiếp tục, có chừng mực, trở thành một người có tu dưỡng.

II. Tự giác, không cần nhắc nhở

Một người có văn hóa, nhất định là một người tự giác: tự giác xếp hàng lên xe, tự giác xếp hàng mua cơm, gặp người già tự giác nhường chỗ ngồi, khi người khác nhập mật mã vào máy thì tự giác tránh đi chỗ khác đợi đến lượt.

Khổng Tử đã từng nói: "Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân", (Điều ta không muốn thì đừng làm cho người). Tự giác là không cần người khác nhắc nhở, một người nếu như có thể đặt mình trong hoàn cảnh của người khác mà suy nghĩ cho họ, thì sẽ có hành động tự giác.

Thông cảm với sức khỏe không tốt của người già, nên tự giác nhường chỗ. Biết rằng mật mã là sự riêng tư của người khác, nên tự giác tránh đi.

Một người, nếu như dùng trái tim mình để quan tâm đến người khác, vậy thì việc có văn hóa thực ra phần lớn đều là việc tự giác không cần tới nhắc nhở.

Chừa cho bản thân và người khác một con đường lui, đôi bên cùng có lợi (Ảnh minh họa)

III. Sự tự do có giới hạn làm tiền đề

Ở trên xe bus, tàu điện ngầm, tàu cao tốc hay máy bay, tuy mọi người đều không quen biết nhau, nhưng lại rất dễ để phán đoán tố chất của một người là cao hay thấp.

Nói chuyện, nghe nhạc, ăn uống... những việc này đều là sự tự do của mỗi người, nhưng nếu sự tự do đó của bạn làm ảnh hưởng đến người khác, như vậy đã vượt qua giới hạn hồi.

Ở một nơi công cộng, người có tố chất nói chuyện đều rất nhỏ tiếng, lấy tiêu chuẩn là không làm ảnh hưởng đến người khác.

Biết cách làm thế nào chừa cho bản thân và người khác một con đường lui, để đôi bên cùng có lợi, không đến mức đôi bên hận thù, đường ai nấy đi.

Người có tâm niệm lương thiện, ông trời tất sẽ phù hộ (Ảnh minh họa)

IV. Lương thiện, biết suy nghĩ cho người khác

Lương thiện là không làm khó người khác; lương thiện là chừng phạt kẻ mạnh, giúp đỡ kẻ yếu; lương thiện là cứu kẻ lâm nguy, ý tốt xuất phát từ tận trái tim mình, không phải giả dối. Lương thiện là một dạng trải nghiệm tinh tế trong cuộc sống, nên nhận thức được cảm nhận của mỗi người, bất cứ lúc nào cũng xuất phát từ sự tín nhiệm và quan tâm dành cho người khác.

Bất luận có khó khăn thế nào, cũng nên giữ vững sự lương thiện; bất luận có cô độc thế nào, cũng phải kiên định giữ vững nhân cách cao thượng của con người.

Khi bạn gieo xuống hạt giống của tấm lòng lương thiện, sẽ có một ngày, nó sẽ ra hoa kết trái. Người có tâm niệm lương thiện, ông trời tất sẽ phù hộ.

Đời người chỉ khi trải qua rồi mới hiểu, khi hiểu rồi mới biết trân trọng! Coi chuyện trước đây như một lần mơ hồ ngốc nghếch, để yêu hận tình thù đi vào quên lãng, nhìn mọi việc trở nên đơn giản hóa, tất cả cũng như đám mây đen rồi sẽ trôi qua thôi. Chuyện gì cũng nhìn nhận đơn giản, sẽ giúp ta bớt đi sự lạc lõng, bớt đi nỗi lo lắng, nhiều hơn sự hài lòng, nhiều hơn niềm vui và những tiếng cười.

>> Những ai đang sài giấy phép lái xe đời cũ không phải nhựa PET thì đọc ngay kẻo mất quyền lợi

Nguyễn Loan (Theo Giadinhvietnam.com)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới