Dấu hiệu của những người tự ti quá mức
Chuyên gia tư vấn nghề nghiệp của Tạp chí Harvard Business Review chia sẻ những dấu hiệu độc hại có chung ở những người tự ti quá mức.
1. Họ quan tâm quá mức những gì người khác nghĩ về họ.
2. Họ không bao giờ bày tỏ một quan điểm chắc chắn.
3. Họ mắc chứng mất khả năng đưa ra quyết định kinh niên, ngay cả với những lựa chọn ít rủi ro và hậu quả.
4. Họ thường xuyên cố gắng thay đổi hướng đi của các dự án và các cuộc họp.
5. Họ hạ thấp người khác để khiến mình có vẻ quan trọng hơn.
6. Họ liên tục nói về việc họ bận rộn như thế nào (trong khi thực tế thì không) để cho thấy rằng rất nhiều người cần họ.
7. Họ là những người bao đồng hoang tưởng khiến bạn nghi ngờ mọi việc bạn làm.
Cách đối phó với những người tự ti
1. Đánh giá quy mô vấn đề
Hãy tính toán mức độ tương tác của bạn với người tự ti đó. Bao nhiêu lần là tiêu cực? Tất cả, một nửa hay dưới 1/3? Bây giờ bạn đã trả lời được câu hỏi quan trọng nhất, đó là: Vấn đề lớn đến mức nào? Nếu hai bạn có nhiều tương tác tích cực hơn là tiêu cực, có lẽ người đó không khó đối phó đến thế.
2. Xác định nguyên nhân gốc rễ của vấn đề
Hãy nghĩ về những tương tác tiêu cực mà bạn đã có với họ. Họ có xu hướng tham gia vào những chủ đề nào? Hai người thể hiện bản thân ra sao trong tình huống này? Bây giờ hãy nghĩ về những tương tác tích cực. Có gì khác biệt?
3. Nuôi dưỡng lòng trắc ẩn
Hãy lưu trữ những suy nghĩ tích cực và nghĩ những điều tốt đẹp nhất về họ. Bạn có thể đồng cảm với họ hơn nếu đặt mình vào vị trí người thân của họ.
4. Trao đổi một - một
Thiếu sự trao đổi thông tin trực tiếp là lý do khiến những chiến lược trong công việc thất bại. Bạn nên có những buổi gặp thường xuyên với họ để hiểu họ hơn.
5. Tưởng tượng những kết quả tích cực
Hãy nghĩ đến những kết quả tích cực của sự tương tác này có thể tạo ra giá trị cho người khác. Hãy tự hỏi: "Đâu sẽ là kết quả hữu ích cho họ, và tôi muốn nhận được phản ứng nào?"
6. Hãy minh bạch trong cách giao tiếp
Những người tự ti có xu hướng cảm thấy khoảng cách khi tranh luận, do đó hãy giao tiếp với họ theo thứ tự sau:
- Đây là những điều tôi chắc chắn...
- Đây là những điều tôi tin, nhưng không chắc chắn...
- Đây là những điều tôi biết quá ít để có thể đánh giá...
7. Cùng nhau thu hẹp khoảng cách
Những người tự ti sẽ cảm thấy tự tin hơn khi họ có ý thức mạnh mẽ về quyền sở hữu. Sắp xếp công việc theo một loạt các cuộc họp một - một, trong đó cả hai bạn đều có những việc cần chuẩn bị cho mỗi cuộc họp.
8. Làm việc từng bước
Giảm cảm giác tự ti của họ bằng cách đề xuất một khoảng thời gian thử nghiệm với tiêu chí đánh giá rõ ràng. Ví dụ: "Chúng ta hãy thử làm như thế này trong ba tháng và đánh giá hiệu quả bằng cách tính toán [...] mỗi tuần một lần."
9. Hãy chứng tỏ rằng bạn không phải là mối đe dọa
Bạn muốn họ coi bạn là đồng minh chứ không phải đối thủ. Hãy bày tỏ sự khen ngợi, cảm ơn và đánh giá cao đối với họ: "Tôi ngưỡng mộ những gì bạn làm và tôi rất vui được tiếp tục học hỏi từ bạn."
Warning: mysqli_connect(): (HY000/2002): Connection refused in /home/dev/conglyxahoi.net.vn/backend/lib/database/Mysql.php on line 47