TIN TỨC » Kiến thức

8 lý do tại sao người học kém thường thành công hơn học sinh giỏi sau khi ra trường

Thứ ba, 22/09/2020 19:46

Nghe thì có vẻ ngược đời nhưng thực tế nhiều người thời đi học không thực sự xuất sắc nhưng khi ra trường lại gặt hái được thành công đáng ghen tỵ.

Nhiều bậc cha mẹ nói với con cái họ rằng, điểm số ở trường thực sự quan trọng. Nhưng thực tế đôi khi ngược lại. Bạn đã từng nghe về việc những đứa trẻ học kém ở trường nhưng sau này lại ngồi vào được vị trí đáng mơ ước chưa?

Vì sao lại như vậy, hãy cùng điểm qua những nguyên nhân dưới đây:

Họ không quan tâm đến điểm số

Lý do những người học kém thường dễ thành công hơn.

Với nhiều học sinh giỏi, điểm số là biểu hiện của thành công. Với họ đạt điểm cao là một thành tựu. Tuy nhiên điểm số chỉ mang tính chủ quan, nó không chỉ phụ thuộc vào kiến thức mà các yếu tố khác như giáo viên và tâm trạng của học sinh.

Học sinh dở không quan tâm đến điểm số, cũng không quan tâm đến sự thừa nhận của người khác. Họ hài lòng với những gì mình làm được.

Học sinh dở không dàn trải thời gian vào tất cả các môn

Học sinh dở không bao giờ làm những thứ mà mình không thích, đặc biệt khi các em cảm thấy nó vô nghĩa. Thay vào đó, các em tập trung vào những thứ mình thực sự thích.

Trong khi học sinh giỏi sẽ cố gắng học giỏi hết tất cả các môn. Nhưng khi trưởng thành, các em thường lãng phí nhiều năm cuộc đời vào những mối quan hệ chẳng đâu và các công việc bế tắc, nhàm chán.

Họ có những việc khác để làm ngoài bài tập về nhà

Học sinh hư dành thời gian rảnh rỗi theo cách mình muốn như đọc sách, chơi thể thao, chơi nhạc, nhảy,… Theo các nhà tâm lí học, các học sinh giỏi thường không có thời gian nghỉ ngơi vì luôn căng thẳng về mặt tâm lí. Vấn đề này kéo dài cả khi các em trưởng thành. Những học sinh giỏi năm xưa luôn cảm thấy lo lắng vì phải đáp ứng sự kì vọng của những người khác.

Họ có thể chấp nhận thất bại

Có những người thường gặp khó khăn khi đối diện với thất bại. Mỗi sai lầm nhỏ nhất đều bị họ coi như vấn đề lớn. Nhưng học sinh kém thường quen với việc nhận điểm kém hay điểm tốt. Với họ, điểm kém (thất bại) không phải là tận thế. Do đó khi lớn lên, họ có khả năng giải quyết căng thẳng tốt hơn và lấy lại tinh thần sau khi mắc sai lầm.

Họ không làm mọi thứ một mình

Nhiều học sinh giỏi tuân thủ nguyên tắc: "Nếu bạn muốn hoàn thành việc gì thì hãy tự làm". Họ quen với việc tự làm mọi việc, kiểm soát tất cả. Trong khi đó, học sinh kém lại tận dụng người khác để có thứ mình muốn.

Khi trưởng thành, người luôn tự làm mọi việc sẽ khiến bản thân kiệt sức, trong khi người khác biết cách phân chia nhiệm vụ cho cấp dưới.

Họ cho phép mình không hoàn hảo

Một số người tuân theo luật: ''Tôi phải làm việc này thật tốt hoặc không làm gì hết''. Nhưng cuộc sống thật sự rất khắc nghiệt, làm cái gì cũng tốt là điều bất khả thi. Nhiều người làm việc điên cuồng từ năm này qua năm khác để chạy theo deadline và không bao giờ có thời gian hay tự tin để làm điều mình thích.

Chẳng hạn, một cậu bé học không giỏi ở trường nhưng lại trở thành nghệ sĩ graffiti nổi tiếng nhất nước. Hiện giờ cậu hợp tác với nhiều người trên khắp thế giới. Nếu cậu là một người có lối tư duy hoàn mỹ và chăm chăm vào điểm số, thì bản thân sẽ không bao giờ khám phá ra và phát triển tài năng của mình.

Họ không cố tỏ ra tốt đẹp

Học sinh giỏi thường quan trọng việc giữ hình ảnh tốt đẹp trong mắt giáo viên, do đó họ cố gắng tỏ ra hào hứng với môn học ngay cả khi không thích. Học sinh kém không cố gắng gây ấn tượng với người khác.

Học sinh dở chấp nhận đánh cược rủi ro

Những người học dở ở trường thường dễ dàng thích nghi với mọi hoàn cảnh. Họ cho phép bản thân mình mơ mộng và không sống theo hoạch định của bố mẹ. Khi trưởng thành, họ xử lí lỗi lầm của mình tốt hơn.

Nếu muốn bỏ ngang đại học, đổi công việc, chuyển đến thành phố khác, họ sẽ làm ngay. Họ lắng nghe chính mình và những điều mình muốn.

Thiên Thanh (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới