1. Cha mẹ thiên vị, dẫn đến mối quan hệ giữa anh chị em căng thẳng
Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến anh chị em ruột thịt trở mặt thành thù chính là sự thiên vị của cha mẹ. Trong gia đình có từ hai con trở lên, việc cha mẹ dành tình cảm cho các con không đồng đều, lâu dần sẽ tạo ra những tổn thương tâm lý cho những đứa con kém may mắn.
Câu chuyện của chị Liên, người con gái thứ hai trong gia đình có bốn chị em, là một minh chứng rõ nét. Ngay từ nhỏ, Chị Liên đã cảm nhận rõ sự ghẻ lạnh của cha mẹ. Dù cố gắng hết sức để làm vui lòng đấng sinh thành, nhưng tất cả những gì cô nhận lại chỉ là sự thờ ơ, thậm chí là đối xử bất công so với em trai út.
Khi trưởng thành, đi làm kiếm tiền, Chị Liên vẫn luôn chu cấp cho gia đình, đặc biệt là dồn tiền bạc để lo cho em trai. Thế nhưng, đáp lại sự hi sinh của cô, cha mẹ chưa một lời khen ngợi, trái lại, còn thường xuyên trách móc, so sánh cô với cậu em trai vô tâm, ích kỷ.
Ba nguyên nhân dẫn đến cảnh anh chị em tương tàn khi bước vào tuổi trung niên (Ảnh minh hoạ)
Bước vào tuổi trung niên, chị Liên mới ngộ ra, những nỗ lực của cô bấy lâu nay chỉ là mong muốn được cha mẹ ghi nhận, yêu thương. Thấu hiểu sự thật phũ phàng, cô quyết định dừng chu cấp tiền bạc, chỉ mua những thứ cần thiết cho cha mẹ khi họ yêu cầu. Hành động này khiến em trai Chị Liên bất mãn, buông lời trách móc, khiến mâu thuẫn anh em lên đến đỉnh điểm.
Câu chuyện của chị Liên cho thấy, sự thiên vị của cha mẹ chính là liều thuốc độc bào mòn tình cảm anh em. "Được sủng ái thì có quyền kiêu ngạo", những đứa con được nuông chiều thường xem sự hy sinh của anh chị em mình là điều hiển nhiên. Còn những người thiệt thòi, khi nhận ra sự thật phũ phàng, họ sẽ không khỏi đau lòng, thất vọng, dẫn đến những hành động đáp trả, tạo nên những rạn nứt khó hàn gắn.
Vì vậy, là anh chị em ruột thịt, chúng ta cần học cách thấu hiểu, đặt mình vào vị trí của nhau. Đừng xem sự hi sinh của người khác là điều hiển nhiên, thay vào đó hãy cùng nhau chia sẻ, cảm thông, để tình thân luôn bền chặt.
2. Không có chừng mực, tùy tiện xen vào chuyện của nhau
Sự thiếu chừng mực trong các mối quan hệ, dù là máu mủ ruột rà, chính là "kẻ giết người" vô hình đẩy anh chị em ra xa nhau. Mỗi người đều là một cá thể độc lập với cuộc sống riêng tư cần được tôn trọng. Việc tùy tiện xâm phạm vào ranh giới của nhau sẽ dẫn đến những mâu thuẫn, bất hòa.
Câu chuyện của bác Vương là một ví dụ điển hình cho sự thiếu chừng mực trong mối quan hệ anh chị em. Dù luôn ngưỡng mộ những gia đình êm ấm, bản thân bác Vương lại chọn cách đoạn tuyệt với chính chị gái ruột của mình. Nguyên nhân xuất phát từ việc người chị đã thiếu tế nhị khi can thiệp quá sâu vào cuộc sống hôn nhân của em gái. Những lời nói vô ý của người chị đã gieo rắc nghi ngờ, sứt mẻ tình cảm vợ chồng bác Vương, khiến bà buộc phải dùng đến giải pháp phũ phàng để bảo vệ hạnh phúc gia đình.
(Ảnh minh hoạ)
Việc can thiệp quá sâu vào cuộc sống riêng khiến các mối quan hệ trở nên hỗn loạn, xung đột cũng theo đó mà leo thang.
Chính vì vậy, trong mối quan hệ anh chị em ruột thịt, việc giữ chừng mực càng trở nên quan trọng. Sự quan tâm, chia sẻ chỉ thực sự ý nghĩa khi đúng lúc, đúng chỗ và đặc biệt là phải đặt trên sự tôn trọng ranh giới cá nhân. Đừng để những lời nói vô tâm, hành động thiếu suy nghĩ biến tình thân thành xa lạ.
3. Trói buộc tình thân, vòi vĩnh tiền bạc
Tình thân vốn là thứ tình cảm thiêng liêng, là nơi con người ta tìm về sau những bộn bề cuộc sống. Thế nhưng, trong một số trường hợp, chính tình thân lại trở thành sợi dây trói buộc, nguồn cơn của những bi kịch đau lòng.
Thực tế cho thấy, không ít người bị chính những người thân thiết nhất xem như "con bò sữa", bị trói buộc bởi những đòi hỏi vô lý. Họ thường là những người có năng lực, có điều kiện kinh tế, chính vì vậy lại càng dễ trở thành mục tiêu của những kẻ tham lam, ích kỷ. Dưới chiêu bài "tình thân", những yêu cầu vô độ được đưa ra một cách đường hoàng, khiến người trong cuộc khó lòng từ chối.
(Ảnh minh hoạ)
Hậu quả là, người bị trói buộc luôn trong tâm trạng uất ức, bị vắt kiệt cả về vật chất lẫn tinh thần. Khi mọi chuyện vượt quá giới hạn, họ buộc phải vùng lên, đoạn tuyệt tình thân để tự bảo vệ bản thân. Đó là lúc tình cảm gia đình tan vỡ, để lại trong lòng nhau những vết thương chảy máu.
Mối quan hệ anh chị em tốt đẹp là điều rất quan trọng. Tuy nhiên, giúp đỡ phải xuất phát từ tình cảm chân thành, có giới hạn và chừng mực. Sự tôn trọng lẫn nhau, bao dung và biết ơn mới chính là chìa khóa giữ gìn nền tảng gia đình bền vững.