Thứ nhất là thời cổ đại trên đường phố có rất ít nhà vệ sinh công cộng, thậm chí không có, điều này liên quan đến bối cảnh thời đại và tư tưởng của người xưa. Vậy lỡ như phụ nữ ra đường mà buồn vệ sinh, không nhịn được thì sao?
Bạn phải biết rằng dưới nền tảng của nền kinh tế cổ đại và lạc hậu về công nghệ, năng lực xây dựng các cơ sở công cộng cổ đại đương nhiên là rất thấp. Vì vậy, về nhà vệ sinh công cộng rất hiếm khi được xây dựng. Ngoài ra, do xã hội phụ hệ, trọng nam khinh nữ thời bấy giờ nên người xưa khi xây nhà vệ sinh công cộng sẽ chỉ xây nhà vệ sinh nam, không xây nhà vệ sinh nữ. Nguyên nhân của tình trạng này thực ra là do tư tưởng của người dân lúc bấy giờ.
Điều đó được hiểu rằng phụ nữ thời cổ đại không được coi trọng, nghiễm nhiên bị coi như “không tồn tại” ở nơi công cộng. Vì vậy, trên đường phố sẽ không có bất kỳ nhà vệ sinh nào được bố trí riêng cho phụ nữ.
Không có bất kỳ nhà vệ sinh nào được bố trí riêng cho phụ nữ.
Tuy nhiên, vẫn có những người phụ nữ có thể được ra ngoài đường nếu như đi cùng người nhà, hoặc có người hầu đi cùng.
Vì vậy, phụ nữ thời cổ đại Trung Quốc cũng muốn đi mua sắm, nhưng họ không ra ngoài một mình. Chúng ta có thể thấy điều này qua các bộ phim điện ảnh và truyền hình. Mỗi khi phụ nữ thời xưa ra đường thường có một vài người đi cùng, đó là những nô tài, giúp việc hoặc người nhà của họ.
Về vấn đề "giải quyết nỗi buồn" mỗi khi ra ngoài đường, thật ra phụ nữ thời cổ đại cũng không ngốc, nếu thực sự cần "giải quyết", họ sẽ đến quán trà, hàng quán... để đi nhờ.
Nếu người phụ nữ quyền quý, ra ngoài bằng kiệu thì họ sẽ chủ động mang theo bồn cầu di động và giải quyết nỗi buồn ngay trong kiệu. Tuy rằng chuyện như vậy rất không vệ sinh, nhưng trong mắt người xưa thì là chuyện thường tình.