TIN TỨC » Kiến thức

Bật đèn xe khi đi ban ngày có bị phạt không?

Thứ tư, 26/06/2024 06:02

Bạn có cần phải lái đèn vào ban ngày không? Đây cũng là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu để tránh vi phạm lỗi điều khiến xe khi tham gia giao thông.

Bạn có cần phải lái đèn vào ban ngày không? Trên thực tế, “đèn chạy ban ngày” bật khi lái xe vào ban ngày không tương đương với độ sáng của đèn chạy ban ngày nhỏ hơn. Nói chung, đèn chạy ban ngày sẽ tự động bật khi nổ máy. Đèn chạy ban ngày được sử dụng để giúp các phương tiện đi ngược chiều nhìn rõ vị trí của mình. Không được trộn lẫn các chức năng của đèn pha.

Các chuyên gia cho rằng, việc bật đèn xe liên tục vào ban đêm hay trong điều kiện thời tiết sương mù, mưa giông... là điều hiển nhiên. Nhưng nếu bật cả lúc trời nắng, nhất là khi người điều khiển phương tiện bật "đèn pha - chiếu thẳng" thì sẽ tạo thêm ánh sáng chói lóa, ảnh hưởng tới chất lượng quang học và tạo thêm cảm giác nóng bức cho người tham gia giao thông.

Tuy vậy, không thể phủ nhận, trong một số tình huống cụ thể, đèn nhận diện ban ngày có thể giúp tránh va chạm.

Ví dụ, người điều khiển xe ô tô khi đi vào nút giao khuất tầm nhìn, ngõ tối...sẽ chú ý và giảm tốc độ khi phát hiện có sự hiện diện của xe máy qua ánh sáng đèn nhận diện ban ngày.

Người lái xe ô tô sẽ phản ứng sớm và tránh được va chạm với xe máy chạy lấn làn ở hướng ngược chiều, hay ở hướng cùng chiều nhưng từ phía sau khi xe máy có bật đèn nhận diện ban ngày.

Người đi bộ khi sang đường có thể phát hiện và tránh bị xe máy đâm khi xe máy có đèn nhận diện ban ngày.

Một độc giả hỏi. Cho hỏi tôi bật đèn chiếu sáng ban ngày khi điều khiển xe có được coi là vi phạm luật không? xin cảm ơn!

Trả lời:

Điều 53 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định về điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới như sau:

"Điều 53. Điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới

1. Xe ô tô đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau đây:

a) Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực;

b) Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực;

c) Tay lái của xe ô tô ở bên trái của xe; trường hợp xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ;

d) Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu;

đ) Có bánh lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe;

e) Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển;

g) Kính chắn gió, kính cửa là loại kính an toàn;

h) Có còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật;

i) Có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường;

k) Các kết cấu phải đủ độ bền và bảo đảm tính năng vận hành ổn định.

2. Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, h, i và k khoản 1 Điều này.

3. Xe cơ giới phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

4. Chính phủ quy định niên hạn sử dụng đối với xe cơ giới.

5. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới được phép tham gia giao thông, trừ xe cơ giới của quân đội, công an sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh."

Như vậy, Luật giao thông đường bộ không có quy định cấm hoặc không cho phép điều khiển xe máy trên đường bật đèn chiếu sáng vào ban ngày.

- Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính giao thông đường bộ đường sắt thì không có chế tài xử phạt đối với hành vi điều khiển xe máy bật đèn chiếu sáng ban ngày.

Vì vậy, không có căn cứ để xử phạt hành vi điều khiển xe máy bật đèn chiếu sáng vào ban ngày.

Lê Dương (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới