TIN TỨC » Kiến thức

Bím tóc đuôi sam của người triều Thanh bẩn đến mức nào? Một phụ nữ người Anh nói: 'Buồn nôn kinh khủng, nhìn thấy là không nuốt nổi cơm'

Chủ nhật, 25/07/2021 15:56

Kiểu tóc thắt bím đuôi sam thường thấy trong các bộ phim về triều đại nhà Thanh trong lịch sử thật ra vô cùng kinh khủng khiến cho bạn có tưởng tượng cũng không thể ngờ ra được hết độ bẩn của nó.

Trung Quốc là một quốc gia đa dân tộc cùng chung sống với nhau, mỗi một vùng miền khác nhau đều có phong tục tập quán và văn hóa khác nhau, tạo thành nền văn hóa Trung Hoa phong phú đa dạng. Ở thời cổ đại Trung Quốc, dân tộc Hán luôn đề xướng coi trọng văn hóa Nho giáo, trong đó “đạo hiếu” được coi là quy phạm lễ nghi đạo đức cơ bản của một người.

Trung Quốc từ thời cổ đại cho đến nay đã có quan niệm “thân thể, tóc tai, da thịt là cha mẹ ban cho, không được phép hủy hoại, đó là điều cơ bản trong đạo hiếu”. Người cổ đại coi trọng đạo hiếu nên tuyệt đối không bao giờ gây tổn hại tới tóc của mình, họ không bao giờ cắt tóc, đó là lý do vì sao đàn ông thời cổ đại đều có mái tóc dài.

Nhưng cùng với sự thay đổi của thời đại, tới nửa cuối của thời Thanh, mọi người có thể nhận thấy, kiểu tóc của nam giới trong thời kỳ này đã có điểm khác biệt so với thời kỳ trước đó, không còn là mái tóc dài cả đầu nữa mà đã trở thành mái tóc dài nửa đầu. Đối với kiểu tóc của người triều Thanh, có lẽ mọi người đều thấy vô cùng thú vị, vậy kiểu tóc với bím tết dài này bắt nguồn từ đâu?

Dựa theo ghi chép của những giáo sĩ truyền đạo người Anh cho thấy, có lẽ mọi người sẽ hốt hoảng và sụp đổ hình tượng với kiểu tóc nửa đầu độc lạ này, không còn dám nhìn bím tóc này nữa. Bím tóc này của đàn ông thời Thanh rốt cuộc là bẩn đến mức nào? Trước kia đã từng có một phụ nữ người Anh cho biết mình đã suýt nôn mửa vì độ kinh tởm của kiểu tóc này, đến nỗi còn không nuốt nổi cơm.

Sự xuất hiện của trào lưu cạo đầu

Như mọi người đều biết, triều Thanh được thống trị bởi dân tộc du mục - dân tộc Mãn. Sau khi quân Thanh tiến vào Trung Nguyên, trong đó điều được thể hiện rõ rệt nhất chính là hình ảnh kết tóc cố định của họ. Theo ghi chép trong lịch sử, dân tộc Mãn do môi trường sống và tập quán khác biệt, họ là dân tộc sinh sống trên lưng ngựa, thường xuyên mưu sinh bằng việc săn lợn và để tiện cho việc săn bắt, mái tóc dài xõa ra thực sự không hề tiện lợi chút nào nên đương nhiên sẽ bị loại bỏ. Họ sẽ không buộc tóc lên giống như người tộc Hán mà sẽ cạo nửa đầu và kết phần còn lại thành bím dài, như vậy sẽ gọn gàng và thuận tiện cho việc săn bắt hơn.

Vào năm Thuận Trị đầu tiên (năm 1644), triều Thanh đã ban bố “Lệnh cạo đầu”, trong phạm vi cả nước bắt đầu thực thi quy định cạo đầu, để thực hiện quy định này, chính lệnh quy định tất cả mọi nam giới đều phải cạo đầu, nếu như trong vòng 10 ngày không tiến hành cạo đầu thì sẽ bị xử trảm.

Nói một cách đơn giản, đây chính là một mệnh lệnh bắt buộc phải cạo đầu giống người Mãn, nhưng trên thực tế là pháp lệnh thống trị phong kiến của triều Thanh khi ấy để thống nhất dân tộc Hoa Hạ, củng cố quyền thế của mình. Dưới sự tàn khốc của pháp lệnh, cho dù người Hán không muốn cạo đầu thì cũng bắt đầu phải cạo, từ đó vùng đất Hoa Hạ đã xuất hiện kiểu tóc “âm dương”, nửa đen nửa trắng như mọi người thường thấy.

Kiểu tóc mà triều Thanh tạo ra cũng đã trải qua vài phần phát triển thay đổi. Lúc ban đầu, khắp nơi ở Trung Quốc đều thịnh hành kiểu tóc “đuôi chuột”, xung quanh đều cạo hết tóc, chỉ để lại một nhúm tóc nhỏ ở giữa đỉnh đầu, kết nó lại thành bím trông giống đuôi chuột. Bím tóc này phải xuyên qua được lỗ vuông trên đồng tiền vạn lịch (tiền xu của thời xưa) mới được coi là chuẩn.

Kiểu tóc trong thời kỳ này dường như còn xấu hơn cả kiểu đầu “âm dương” nửa đen nửa trắng sau này, đúng thật là không ra làm sao. Sau thời Càn Long, cũng là sau năm 1799, diện tích tóc trên đầu của đàn ông ngày càng lớn hơn, cho tới kiểu tóc nửa đầu như sau này, nửa trước cạo trọc, nửa sau kết thành bím dài, cũng chính là kiểu đầu “âm dương” nửa đen nửa trắng mà chúng ta thường thấy.

Nổi danh “hôi thối”

Bím tóc của đàn ông triều Thanh ngoài sự độc lạ ra thì nó còn cực kỳ hôi. Trong thời đại đó, cuộc sống của người dân bình thường đều vô cùng nghèo khổ, một mặt họ phải lao động vất vả khiến mọi người cả ngày bận rộn mưu sinh, chẳng có thời gian chăm chút vệ sinh cá nhân, thế nên họ ít khi chăm sóc vệ sinh tóc tai của mình, gần như là rất ít khi gội đầu.

Với tình trạng vệ sinh như vậy thì cơ thể họ sẽ phát ra mùi hôi, đặc biệt là ở phần đầu. Dần dà, mùi hôi bốc ra từ tóc của họ đương nhiên sẽ khiến người khác khó chịu, không thể chấp nhận được. Bản thân người cổ đại đã không thích tắm rửa, họ còn cho rằng tắm rửa sẽ có hại cho sức khỏe, các vương công quý tộc thời cổ đại cũng gần như là hơn 1 tháng mới tắm gội một lần, huống hồ là người dân lao động nghèo khổ bình thường.

Thứ hai, người triều Thanh cho rằng việc chăm sóc xử lý tóc tai thực sự rất tốn thời gian và tốn công tốn sức, thế nên gần như một khi đã kết vào rồi thì sẽ không tháo ra kết lại lần nữa. Do quá lâu không gội đầu, chất dầu nhờn của da đầu dính lại vào tóc, ngày này tháng nọ tích tụ lại nhiều nên mùi hôi cũng ngày càng nồng.

Nếu như thường xuyên tháo ra gội rửa sạch sẽ thì sẽ tốt hơn nhưng bím tóc gần như chẳng bao giờ tháo ra, nghĩ thôi cũng biết mái tóc đó bẩn đến mức nào. Vì không thường xuyên gội rửa, môi trường bẩn thỉu trên da đầu lại trở thành môi trường tốt cho việc sinh trưởng của các loại vi khuẩn gây hại, vậy nên người thời đó thường mắc bệnh về da đầu.

Hơn nữa, cho dù là mọi người thời đó có ý định gội rửa chăm sóc tóc tai thì cũng vì nghèo không có nước bồ kết để dùng, nếu chỉ dùng nước thường để gội cũng chẳng thể giải quyết được vấn đề, vì vậy mà chuyện tóc bẩn vẫn còn tồn tại, dần dà việc tóc không bẩn là chuyện hoàn toàn không thể. Trước kia từng có một phụ nữ người Anh đã sốc khi nhìn cảnh người triều Thanh gội đầu, nôn mửa ngay tại chỗ, thậm chí mấy ngày sau đó còn không thể ăn uống nổi.

Có lẽ sau khi đọc những dòng trên, rất nhiều người khó mà có thể chấp nhận được kiểu tóc nửa đầu độc lạ của triều Thanh trong các bộ phim cổ trang nữa. Quả thực, nếu như tóc dài không được gội rửa thường xuyên thì sẽ rất dễ tích tụ bụi bẩn, gây ra mùi hôi thối. Sau này tới thời Dân Quốc, ai ai cũng đều phải cắt tóc ngắn, như vậy thì đã dễ dàng xử lý hơn trước, gội rửa cũng thuận tiện hơn.

Vũ Phong (Theo Thuơng Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới