TIN TỨC » Kiến thức

Bột sắn dây uống sống hay nấu chín dùng tốt hơn?

Thứ tư, 10/07/2024 13:31

Nếu sử dụng bột sắn dây không đúng cách có thể sẽ dẫn đến tiêu chảy, bởi vì bản chất của nó có tính hàn. Vậy những đối tượng nào có thể uống liền và ai thì cần phải nấu chín bột sắn dây?

Ngày nay dù cuộc sống và y học phát triển, nhưng tỷ lệ mắc các bệnh vẫn khá nhiều. Để phòng bệnh thì việc đơn giản và dễ làm là cải thiện chế độ ăn hàng ngày. Một trong những thực phẩm bổ dưỡng được nhiều người ưa chuộng dùng trong ngày hè là bột sắn dây.

Bột sắn dây là phần tinh bột của củ sắn dây, có màu trắng và hương thơm đặc trưng. Khi nấu chín, bột sắn dây sẽ chuyển sang thể chất dính có màu trắng trong. Bột sắn dây có thể được sử dụng bằng cách pha nước uống, hoặc nấu chè, làm đồ ăn dặm cho trẻ nhỏ.

Bột sắn dây có thể vừa uống liền hoặc nấu chín, nhưng loại nào tốt hơn?

Nhưng có một câu hỏi là uống bột sắn dây sống hay chín tốt hơn?

Theo Lương y Trần Đăng Tài - Phó chủ tịch Hội Đông y thị xã Thái Hòa, Nghệ An cho biết, khi dùng sống hàm lượng dinh dưỡng bên trong vẫn được giữ nguyên, các chất được bảo tồn nguyên vẹn.

Tuy nhiên, sử dụng sắn dây sống lại không tốt đối với trẻ em, phụ nữ đang mang thai, người có thể trạng lạnh. Nếu sử dụng sẽ dẫn đến tiêu chảy, bởi vì bản chất của sắn dây có tính hàn.

Ngoài ra, sử dụng sắn dây ngoài thị trường sẽ không đảm bảo an toàn thực phẩm, chế biến thủ công, rất dễ lẫn tạp chất, bụi bẩn không an toàn cho người sử dụng, nhất là khi dùng sống.

Còn khi sử dụng bột sắn dây chín sẽ khiến cho các mầm bệnh ảnh hưởng đến tiêu hóa bị tiêu diệt. Khi sử dụng sắn dây chín sẽ khiến cho cơ thể dễ hấp thu các chất dinh dưỡng hơn, hạn chế cảm giác đầy hơi, chướng bụng của sắn dây đem lại. Vì vậy, sử dụng chín an toàn cho sức khỏe con người.

Nhưng khi chúng ta sử dụng sắn dây ở nhiệt độ cao khiến cho dược tính, dinh dưỡng bị giảm đi đáng kể.

Bột sắn dây kỵ với gì?

Bột sắn dây kỵ với mật ong

Từ lâu, tinh bột sắn và mật ong là hai loại thực phẩm cấm kỵ. Khi sử dụng chung hai loại thực phẩm trên sẽ không tạo ra bất kỳ giá trị dinh dưỡng nào. Ngược lại, sự kết hợp này còn có thể gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn.

Một số thông tin cho rằng ăn sắn dây với mật ong sẽ tạo ra chất độc chết người. Trên thực tế thông tin này không chính xác và đã được chuyên gia y tế xác nhận. Tuy nhiên chúng ta vẫn nên hạn chế ăn chung hai loại thực phẩm này với nhau vì sẽ gây ra sự khó chịu ở hệ tiêu hóa.

Bột sắn dây kỵ với hoa sen, hoa nhài, hoa bưởi

Nhiều người cho rằng trộn hoa bưởi, hoa sen, hoa nhài và tinh bột sắn có thể giúp tăng hương vị. Tuy nhiên, ít người biết rằng hoa bưởi, hoa sen và hoa nhài là 3 loại thực phẩm nằm trong danh sách kiêng kỵ bột sắn dây.

Sự kết hợp trên sẽ làm mất đi hàm lượng dinh dưỡng và công dụng vốn có của bột sắn dây. Không những vậy, nó còn có thể gây ra một số ảnh hưởng tới sức khỏe như: Chướng bụng, khó tiêu.

Bột sắn dây kỵ với gì? Không nên pha với nước nguội

Thói quen sử dụng nước lạnh để pha bột sắn dây đã được các chuyên gia y tế khẳng định là có hại cho sức khỏe. Bột sắn dây thường được chế biến thủ công bằng tay và chưa loại bỏ hết tạp chất nên dễ bị nhiễm khuẩn. Vì vậy, khi pha bột sắn dây với nước lạnh có thể gây đau bụng, tiêu chảy do vi trùng không được tiêu diệt bằng nước đun sôi.

Hạn chế ăn bột sắn dây với đường

Đường là một thành phần hạn chế sử dụng chung với bột sắn dây. Theo Đông y, bột sắn dây có tính ngọt, tính mát. Món ăn này có tác dụng giải rượu, giảm đau, hạ sốt rất tốt. Ngoài công dụng làm thuốc, sắn dây còn là thức uống giải khát hiệu quả, vừa giải khát, vừa làm đẹp.

Tuy nhiên, khi sử dụng tinh bột sắn không nên cho quá nhiều đường. Nguyên nhân là do sắn vốn có vị ngọt. Nếu thêm đường sẽ gây ra nhiều vấn đề không tốt cho sức khỏe, dễ mắc các bệnh về tim mạch, thừa cân, béo phì.

Tường San (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới