Từ cổ tới kim, từ đông sang tây, đối với những người sắp chết, đặc biệt là những phạm nhân chịu tội tử hình thì chúng ta đều khá nhân từ bởi họ tin vào câu nói "Nhân chi sơ, tính bổn thiện". Ý chỉ rằng con người bản tính thật sự vẫn là lương thiện. Vì vậy mà dù phạm phải tội lỗi tày đình đến thế nào, trước khi các tử tù chết, đều sẽ cho họ ăn một bữa cơm cuối cùng.
Theo cách nói của dân gian, cũng chính là để không gây thêm phiền phức cho Diêm Vương, không muốn để cho Diêm Vương có thêm một con ma đói. Thời Xuân Thu đã có những bữa cơm cuối cùng như vậy. Cho tới thời Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận, họ đã bắt đầu thực hiện chế độ bữa ăn cuối cùng với giá 5 quan tiền, để các phạm nhân tử hình được ăn một bữa no trước khi chết.
Vậy thì tại sao trong bữa cơm cuối cùng ấy, trong bát của họ lại có một miếng thịt sống? Nó có ý nghĩa gì?
Cổ đại là thời kỳ vô cùng thịnh hành mê tín, từ trên xuống dưới đều cực kỳ mê tín, hơn nữa họ càng sợ những quỷ trâu thần rắn. Trong tư tưởng người cổ đại, người sau khi chết phải đi qua cầu Nại Hà, mà trước cầu Nại Hà có một con chó hung dữ canh gác. Trước khi chết được ăn một miếng thịt sống thì khi tới cầu Nại Hà sẽ dùng miếng thịt đó để hối lộ cho chó dữ, như vậy sẽ được đi qua một cách thuận lợi.
Đương nhiên, còn có một giả thuyết khác nữa là bữa ăn của các phạm nhân tử hình thời cổ đại cực kỳ phong phú, nhưng từ trên xuống dưới đã ăn bớt ăn xén hết, đến bát của phạm nhân tử hình cũng chỉ còn lại một miếng thịt mà thôi.