Nghiên cứu liên quan giữa sự ốm nghén của mẹ và trí thông minh của trẻ được công bố trên Tạp chí Nhi Khoa Elsevier Inc (Hà Lan) tiết lộ chứng buồn nôn xảy ra trong thai kỳ là một dấu hiệu tuyệt vời về chỉ số IQ cao ở trẻ em. Nghiên cứu trên 121 phụ nữ mang thai từ năm 1998 đến năm 2003 và mức IQ của trẻ em được phân tích khi chúng ở độ tuổi từ 3 đến 7 tuổi.
Mang thai là một khoảng thời gian tuyệt vời nhưng cũng rất khó khăn và ốm nghén là một trong những khía cạnh khó chịu nhất.
Các nghiên cứu khác, chẳng hạn như một nghiên cứu được công bố trên tạp chí JAMA Internal Medicine cho thấy rằng ốm nghén khi mang thai là một dấu hiệu tốt, nó chứng tỏ rằng tỷ lệ sảy thai xảy ra thấp hơn. Nói cách khác, ốm nghén có chức năng bảo vệ thai nhi bởi nó giúp duy trì nồng độ hormone đủ cao để duy trì sức khỏe cho thai nhi. Nhưng ngoài ra, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ốm nghén còn giúp trẻ sẽ có chỉ số IQ thông minh hơn bình thường khi được sinh ra.
Ốm nghén không dễ chịu chút nào, nhưng nếu biết được ý nghĩa và giá trị của nó sẽ khiến chúng ta có cái nhìn khác đi. Những đứa trẻ sau khi sinh ra sẽ có chỉ số IQ cao hơn nhưng bà mẹ không bị ốm nghén khi mang thai. Sự gia tăng gonadotropin màng đệm ở người (GCH) là lời giải thích về lý do tại sao các mẹ bầu ốm nghén thường khó chịu. Chúng tạo ra một môi trường lý tưởng cho nhau thai và sự phát triển thần kinh ở trẻ em.
Tuy vậy, nếu mẹ không có hiện tượng ốm nghén thì cũng không cần lo lắng việc con sinh ra sẽ kém thông minh. Trí não của trẻ khi chào đời phụ thuộc phần lớn vào yếu tố di truyền, sau đó mới là chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và môi trường của mẹ khi mang thai.
Đặc biệt, sau khi sinh, trí thông minh của bé còn bị ảnh hưởng nhiều bởi môi trường sống và phương pháp giáo dục.
Chính vì vậy, mẹ bầu tốt nhất nên chú trọng việc xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, khoa học khi mang bầu hơn là lo lắng mình có ốm nghén hay không.