Từ cuối tháng 6 âm lịch đến hết tháng 7 âm là thời điểm thu hoạch cua Cà Mau nhiều và rẻ. Theo kinh nghiệm của người nuôi cua lâu năm thì: "Đến Trung Thu là cua sẽ đắt lên tới Tết âm". Vì thế, đây là thời điểm tốt nhất để mua cua về thưởng thức.
Một số mẹo chọn cua Cà Mau ăn ngọt, chắc thịt:
- Nên chọn mua cua Cà Mau vào đầu tháng hoặc cuối tháng để cua được chắc thịt, vào giữa tháng là thời điểm cua lột vỏ nên thịt ít, dễ bị ốp. Cua Cà Mau thường có lớp vỏ cứng, sậm màu hơn so với những loại cua khác.
Gợi ý cách chọn cua Cà Mau ngon.
- Thứ hai nên chọn những con phần lớp da lụa trên càng cua có màu hồng tươi hoặc sẫm, thẳng bóng.
- Bạn có thể dùng tay ấn vào yếm cua ở đốt thứ 2 hoặc 3, nếu yếm căng cứng thì cua chắc và nhiều thịt. Cua gạch lại có phần yếm tương đối to để bạn có thể dễ phân biệt với cua thịt.
- Cua Cà Mau cái mùa này hay có gạch, ăn ngậy béo nhưng nên ăn với lượng vừa phải vì rất nhanh ngấy.
Cua Cà Mau chế biến món gì?
Cua Cà Mau hấp sả
Cua dùng bàn chải sơ chế sao cho sạch hết chất bẩn trên vỏ. Sả cây đập dập lót dưới đáy nồi, cho cua lên trên sau đó đổ lượng nước phù hợp và bật bếp. Cua có kích thước tương đối lớn so với các loại hải sản khác nên thời gian hấp dao động khoảng 30-45 phút.
Cua Cà Mau rang me
Món này khá đơn giản, cua sau khi được làm sạch, cắt đôi để thấm gia vị sau đó chiên sơ qua với dầu nóng cho đến khi chuyển sang màu cam đẹp mắt. Phi thơm hành tím rồi cho nước cốt me, nêm nếm gia vị vừa ăn. Cho cua vào đảo đều để thấm đều nước sốt khoảng 5 phút là có thể tắt bếp.
Lẩu cua Cà Mau
Sơ chế cua tương tự như các bước ở trên. Có thể ninh nước dùng cùng xương heo, nhưng bị cua khá ngọt nên không cần cũng được. Vị ngọt của cua quyện với các loại rau thanh mát giải nhiệt. Cua chắc thịt, mềm và béo ăn nấu trong nước dùng lại đậm đà hương vị.