TIN TỨC » Kiến thức

Cây cối đổ ngả nghiêng sau bão lũ, tại sao cây dừa và cau lại đứng vững?

Thứ hai, 09/09/2024 10:10

Trong khi rất nhiều cây cổ thụ bị bật gốc, gây cành sau bão thì cây dừa và cau lại hiên ngang đứng vững.

Đối mặt với cơn bão mạnh nhất trong 3 thập kỷ - Yagi nhiều cây lớn ở Hải Phòng, Quảng Ninh và Hà Nội đã bị gãy đổ. Trong đó có những cây cổ thụ như hoa ban, sưa, phượng và sấu...

Nhưng sau trận bão này, cây cau, dừa.... với thân mảnh khảnh, tán lá rộng vẫn đứng vững, tại sao vậy?

Tại sao cây cau, cây dừa không bị gãy do bão?

Lý do là bởi cây cau không phải là cây thân gỗ

Thân cây cau được ấu tạo từ các sợi mảnh, xốp và cứng, nhưng được bao bọc trong những lớp mô mềm dẻo nằm rải rác và có độ đàn hồi cao. Giống như cây lúa, vì thế sau bão lúa chỉ đổ rạp chứ không bật gốc.

Ngoài ra, các mô của cây cau rất dẻo dai, đàn hồi. Dù thân cây có bị nghiêng ngả trong gió, nó cũng có thể khôi phục trở lại vị trí ban đầu.

Hai là, cây cau không có cành

Một yếu tố khác là cây cau không hề có cành. Việc không có cành và thiếu các tán cây xòe to đem đến lợi thế cho cau khi đối mặt với gió bão. Lực cản gió trên tán cau thực ra rất thấp. Các tán lá của nó được cấu tạo từ những chiếc lá có một gân sống lớn, găm trên đó là những lá nhỏ và mảnh dài, dễ dàng cho gió xuyên qua.

Sau bão, lá cau có thể bị xé rách nhưng lực cản gió của nó sẽ giảm xuống khiến cây khó bị đổ. Và những chiếc lá bị xé rách sẽ sớm được thay thế khi lá non mọc ra sau cơn bão.

Rễ cau

Bộ rễ nhỏ, mọc lan tỏa vào các tầng đất giúp cây cau đứng vững. Đây cũng là đặc điểm của nhiều loài cây khác trong họ với cau, chẳng hạn như dừa, cọ, cau cảnh và cau vua...

Vì thế ở khu vực ven biển, dừa thường được trồng như một loài cây chủ lực để đón bão và giữ đất. Cọ thì thường được trồng ở các khu vực trung du và miền núi nhiều hơn.

Tường San (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới