Cây lưỡi hổ còn được gọi là cây lưỡi cọp và vĩ hổ, tên khoa học của nó Sansevieria trifasciata, thuộc họ Măng tây, có chiều cao từ 50 đến 60cm. Thân hình cây dạng dẹt, mọng nước, nhìn hơi sắc nhọn nguy hiểm nhưng thân lại rất mềm, không làm đứt tay khi ta chạm vào.
Trên thân cây có 2 màu lá xanh và vàng dọc từ gốc đến ngọn. Cây lưỡi hổ khi ra hoa nở thành từng cụm với nhau, mọc từ phần gốc lên và có quả hình tròn. Không phải ai cũng biết lưỡi hổ là loại cây có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới, có tới 70 loài khác nhau như cây lưỡi hổ cọp, hay cây lưỡi hổ Thái, lưỡi hổ xanh...Và phổ biến nhất hiện nay đó là lưỡi hổ thái và lưỡi hổ cọp.
Cây lưỡi hổ có tác dụng tốt trong việc trừ tà, xua đuổi ma quỷ theo phong thủy (Ảnh minh họa).
Trong phong thuỷ, cây lưỡi hổ có tác dụng tốt trong việc trừ tà, xua đuổi ma quỷ và chống lại những điều không may mắn trong cuộc sống. Lá cây mọc thẳng đứng thể hiện sự quyết đoán, ý chí tiến lên của con người. Với dáng vẻ uy nghi từ thân đến ngọn của cây là biểu tượng cho sự uy quyền, danh gia vọng tộc. Hoa lưỡi hổ mang đến vẻ đẹp kiêu sa với ý nghĩ cho phong thuỷ rất lớn. Theo quan niệm của người xưa, những người trồng cây lưỡi hổ nếu chăm sóc cây ra được hoa, thì may mắn trong năm, không chỉ ở cuộc sống mà còn mang đến nhiều thuận lợi trong công việc, tài chính. Các vị trí tốt sẽ giúp ta có được may mắn, thuận lợi hơn trong công việc và cuộc sống.
Cây lưỡi hổ thường được trồng và đặt ở phòng khách - là nơi thể hiện phong cách riêng, nét riêng của gia chủ. Lưỡi hổ thích hợp đặt ngay cạnh kệ tivi ở phòng khách, hay ghế sofa, hoặc ở ngay hai bên lối đi của cửa ra vào. Đây cũng là một cách để xua đuổi những điều không tốt và mang vận may đến gia đình.
(Ảnh minh họa)
Không gian sẽ thêm màu sắc nếu ta đặt ở cây lưỡi hổ trong phòng ngủ, cây còn có khả năng lấy đi các khí độc như khói thuốc lá các khí oxit nitơ. Rất có lợi cho việc cung cấp thêm oxy cho quá trình hô hấp của con người.
Ngoài ra, người ta có thể trồng cây lưỡi hổ trong phòng tắm vì đây là loại cây ưa thích bóng râm, có thể sống trong phòng thiếu ánh sáng trong một khoảng thời gian lâu. Tuy phòng tắm có độ ẩm cao nhưng cũng không ảnh hưởng đến sự phát triển tăng trưởng của cây. Không chỉ dễ dàng trồng, lá cây còn có khả năng hút hơi nước, loại bỏ được khí độc hại có trong không khí. Vì vậy, đây là sự lựa chọn lý tưởng cho vị trí đặt cây trong nhà.
(Ảnh minh họa)
Theo thuyết ngũ hành, Kim khắc với Mộc. Vì vậy, người thuộc mệnh Mộc sẽ không phù hợp với cây lưỡi hổ xanh. Một số tuổi thuộc mệnh Mộc gồm Nhâm Tý (1972), Quý Sửu (1973), Canh Thân (1980), Tân Dậu (1981), Mậu Thìn (1988), Kỷ Tỵ (1989), Nhâm Ngọ (2002), Quý Mùi (2003)...
* Thông tin chỉ mang tính tham khảo