TIN TỨC » Kiến thức

Chấm đỏ trên khóe miệng của phi tần thời xưa tưởng làm đẹp nhưng lại là bí mật phòng the

Thứ ba, 05/04/2022 21:32

2 chấm đỏ trên khóe miệng phụ nữ thời Đường không chỉ có tác dụng làm đẹp cho khuôn mặt mà còn là mật mã bí ẩn giữa thê thiếp và Hoàng đế.

Trong các bộ phim cổ trang thời Đường, chúng ta thường thấy các phi tần chấm 2 chấm đỏ ở hai bên má, gần khóe miệng. Người ta gọi kiểu trang điểm này được gọi là “diện áp”. Ngoài việc làm cho phụ nữ đẹp hơn, thật ra là ám hiệu bí ẩn giữa các hoàng đế và các phi tần, có tác dụng rất lớn trong chuyện phòng the.

Các bước trang điểm của phụ nữ thời Đường có thể chia đại khái thành các bước như hoa bột chì, tô phấn, vẽ lông mày, vẽ hoa trên trán, vẽ chấm khóe miệng, vẽ hoa hai thái dương và cuối cùng là tô son. Họ dùng son để vẽ 2 chấm đỏ trên khóe miệng. Hình dạng chấm thay đổi tùy thuộc vào từng giai đoạn lịch sử.

Trước thời Đường, phụ nữ thường vẽ hai chấm tròn giống như hạt đậu nành. Sau thời thịnh Đường, chấm đỏ trên khóe miệng của phụ nữ lớn hơn và có nhiều kiểu dáng hơn. Phụ nữ có thể vẽ chấm đỏ hình đồng tiền xu, hình quả hạnh... Đặc biệt hơn, một số phụ nữ khéo tay sẽ vẽ những chấm đỏ rồi trang trí bằng nhiều loại hoa cỏ, trang sức xung quanh. Kiểu trang điểm này được gọi là "hoa áp".

Thực tế, kiểu trang điểm này là bắt chước, mô phỏng má lúm đồng tiền. Người xưa cho rằng má lúm đồng tiền trên khuôn mặt của phụ nữ sẽ làm cho nét mặt thêm sinh động, trông hoạt bát và đáng yêu hơn.

Nhưng thực ra, kiểu trang điểm này lúc bấy giờ còn có một chức năng đặc biệt khác, đó là “ám hiệu” giữa hoàng đế với phi tần. Theo quy định của hoàng cung, phi tần đến kỳ kinh nguyệt không được phép hầu hạ nhà vua vì có thể ảnh hưởng đến vận mệnh quốc gia, nếu phi tần nào cố ý vi phạm sẽ phải tội chém đầu. Do vậy, khi phi tần đến kỳ kinh nguyệt sẽ khéo léo sử dụng cách trang điểm 2 chấm đỏ trên khóe miệng để ngầm nói với nhà vua rằng không thể thị tẩm, vừa kín đáo lại không mạo phạm, vô lễ.

Ngoài việc vẽ 2 chấm đỏ trên khóe miệng để khéo léo từ chối chuyện "thị tẩm" với Hoàng đế, một số phi tần thời xưa còn nghĩ ra nhiều cách khác. Ví dụ như ở thời Ngũ đại Thập quốc, các phi tần thường treo đèn lồng đỏ trước cung của mình hoặc đeo dây đỏ trên cổ tay để kín đáo thông báo về kỳ kinh nguyệt của mình nhằm tránh gần gũi với Hoàng đế.

Dương Huyền (Theo Thuơng Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới