Trí tuệ nhân tạo (AI) ngày nay rất tiếng tiến. Chúng có thể chuyển ảnh vẽ thành ảnh chân dung người thực nhờ nhận diện cấu trúc của khuôn mặt, từ đó vẽ ra những phần còn thiếu, giúp gương mặt hoàn thiện hơn, vẫn đảm bảo thông tin chính xác ở mức cao.
Không chỉ có các chuyên gia mà những người bình thường cũng có thể làm việc này, chỉ cần một tấm ảnh, công nghệ có thể vẽ ra một bản chân dung vô cùng chân thực. Chẳng hạn như bức chân dung của vị hoàng đế thời phong kiến Trung Quốc, Chu Nguyên Chương khiến hậu thế phải “ngả mũ” thán phục. Một tấm trong số những bức tranh cổ đó hiện ra rất đặc biệt.
Chân dung Chu Nguyên Chương từ bức tranh có gương mặt hình "đế giày"
Được biết, vị Hoàng đế khai quốc của nhà Minh xuất hiện với gương mặt hình "đế giày", dài và trông rất tàn ác. Các chuyên gia sử học Trung Quốc từng có một thời gian tranh cãi vì chưa tìm đủ bằng chứng để giải đáp liệu đây có phải là gương mặt thật của Chu Nguyên Chương hay không.
Hơn nữa, còn có bức ảnh chân dung khác do AI vẽ lại cũng là nguyên nhân dẫn đến cuộc tranh luận. Cụ thể, vị Hoàng đế hiện lên trông rất phong độ và đầy đặn, dung mạo tuổi trung niên tràn đầy khí chất mạnh mẽ.
Chân dung Chu Nguyên Chương ở độ tuổi trung niên
Một số chuyên gia nhận định, tranh vẽ Chu Nguyên Chương mặt "đế giày" có thể là một sự nhầm lẫn nào đó, hoặc được vẽ trong giai đoạn Hoàng đế đang lâm bệnh nặng. Hơn nữa, theo thống kê sử liệu, chỉ có đúng 1 bức duy nhất vẽ Chu Nguyên Chương với gương mặt "đế giày", còn lại đều khắc họa ông với dung nhan khá đầy đặn và hiền lành.
Chân dung Chu Nguyên Chương khi về già
Bản chất của Chu Nguyên Chương vốn tàn ác và máu lạnh, duy chỉ có bức tranh vẽ Hoàng đế mặt dài và hung dữ mới phù hợp, nhưng hậu thế vẫn không thể chấp nhận được. Đến nay, các chuyên gia vẫn chưa thể đưa ra câu trả lời chính xác về vấn đề này. Vậy nên, việc tranh cãi về dung nhan thật sự của Chu Nguyên Chương, mặt "đế giày" hay "phúc hậu" là không cần thiết.