Việt Nam trải qua nhiều giai đoạn thành lập, giải thể, sáp nhập, chia tách, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính địa phương.
Theo thông tin tổng hợp của Bộ Nội vụ về quản lý địa giới đơn vị hành chính, thời điểm tháng 4/1975, Việt Nam có 72 đơn vị hành chính cấp tỉnh. Đến năm 1976, cả nước chỉ còn 38 đơn vị hành chính cấp tỉnh. Sau nhiều lần sáp nhập, chia tách, đến năm 2004, cả nước có 64 tỉnh, thành.
Danh sách 63 tỉnh thành Việt Nam theo miền.
Giữa năm 2008, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết sáp nhập tỉnh Hà Tây; bốn xã của huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình; huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc về thành phố Hà Nội. Từ đó đến nay, Việt Nam có 63 tỉnh, thành, trong đó có 58 tỉnh và 5 thành phố trực thuộc Trung ương.
Có một điều đặc biệt mà hiếm ai chú ý, “X” là chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên gọi của các tỉnh, thành ở Việt Nam. Trong khi đó, các tỉnh, thành ở Việt Nam bắt đầu bằng chữ “B” nhiều nhất. Có đến 10 tỉnh, thành tên bắt đầu bằng chữ cái này, bao gồm: Bà Rịa - Vũng Tày, Bạc Liêu, Bắc Giang, Bắc Kạn, Bắc Ninh, Bến Tre, Bình Dương, Bình Định, Bình Phước, Bình Thuận.
Theo thống kê, “bình” là từ xuất hiện nhiều nhất trong tên gọi của 63 tỉnh, thành. Hiện Việt Nam có 8 địa phương có chữ “bình” trong tên gọi là: Bình Dương, Bình Định, Bình Phước, Bình Thuận, Hòa Bình, Ninh Bình, Quảng Bình và Thái Bình.
Ngoài ra, các chữ như “Hà”, “Giang”, “Quảng” cũng có trong tên của rất nhiều tỉnh, thành ở Việt Nam. Ví dụ như, có 6 tỉnh chứa chữ “Giang”: An Giang, Kiên Giang, Tiền Giang, Hậu Giang, Bắc Giang và Hà Giang.