Cá ngon, giàu dinh dưỡng nhưng nỗi ám ảnh với nhiều người là hay bị hóc xương. Thông thường khi bị hóc xương người thân trong gia đình sẽ khuyên lấy một miếng cơm thật to, nuốt xuống, không được nhai. Làm như thế vì tin rằng xương cá sẽ theo đó mà đẩy xuống dưới dạ dày.
Được biết, cách làm này nếu gặp xương cá có kích thước tương đối lớn và mắc chặt trong cổ họng thì nuốt cơm sẽ khiến xương cá cắm sâu hơn. Thậm chí, thực quản có thể bị tổn thương. Nếu chẳng may chọc qua thực quản thì hậu quả rất nguy hiểm.
Ngoài ra, còn có niềm tin cho rằng uống giấm cho xương cá mềm ra và tự trôi xuống nhưng không có tác dụng.
Vậy khi bị hóc xương cá, phải làm sao?
Hóc xương cá, cứ làm hành động này, xương sẽ tự văng ra.
Khi bị hóc xương cá, bạn đừng cố gắng nuốt xuống. Vì càng nuốt, xương cá sẽ xuống càng sâu, cắm càng chặt nên càng khó lấy hơn. Lúc này, bạn nên dùng đèn pin hoặc đèn pin của điện thoại để kiểm tra vị trí của xương cá.
Nếu nó cắm không sâu lắm, há miệng ra là có thể nhìn thấy thì bạn hãy dùng nhíp và để người nhà gắp ra. Cách này là đơn giản nhất. Nhưng nếu xương cá mắc sâu hơn và bạn chỉ có một mình thì sao?
Thay vì dùng nhíp, hãy hắt hơi hoặc ho. Để hắt hơi hoặc ho được, bạn lấy những thứ dễ gây kích ứng như tỏi, muối bột canh, hạt tiêu, ớt... Cho lên mũi ngửi, làm vài lần là xương cá có thể bị văng ra ngoài.
Trong trường hợp mà xương cắm sâu quá, tốt nhất nên đến viện tìm sự giúp đỡ của bác sĩ. Lưu ý là trong thời gian này bạn không nên ăn hay uống gì cả, cũng không nuốt nước bọt thường xuyên với hy vọng xương cá sẽ trôi xuống. Bởi, hành động này chỉ khiến xương cắm càng sâu vào.
Lưu ý: Có thể phòng bằng cách ăn những loai cá ít xương, có thể lấy hết xương ra trước khi cho bé ăn, dặn bé nhai kỹ để nếu không may có xương thì phải nhả ra.