TIN TỨC » Kiến thức

Chuyên gia chỉ mẹo hay phân biệt thịt bò thật - giả cực kỳ chính xác, điều bà nội trợ nào cũng nên biết

Chủ nhật, 12/05/2024 07:44

Trên thị trường hiện nay có không ít loại thịt bò giả, được làm từ các chất bổ sung và hóa chất độc hại. Vậy làm sao để phân biệt được thịt bò thật và giả một cách dễ dàng? Hãy theo dõi bài viết dưới đây.

Mẹo hay phân biệt thịt bò thật - giả cực kỳ chính xác

Bạn có thể nhận ra miếng thịt bò mình mua là thật hay giả qua việc kiểm tra các yếu tố dưới đây.

Màu sắc và hình dạng: Thịt bò thật màu đỏ au, tươi hồng, thịt bò giả thường được tưới huyết bò lên để tạo màu. Một số người bán hàng vô lương tâm còn dùng các loại phẩm màu không rõ nguồn gốc để tạo màu như thịt bò thật.

Dùng tay miết miếng thịt, nếu thấy có màu đỏ dính ra tay thì chắc chắn đó là thịt bò giả. Muốn chắc chắn hơn nữa, bạn có thể rửa miếng thịt đó ngay tại nơi bán, sẽ thấy miếng "thịt bò" nhạt màu dần.

Ngoài ra, bạn có thể yêu cầu người bán cắt miếng thịt ra và quan sát mặt cắt. Thịt bò giả sẽ có sự khác biệt tương đối lớn về màu sắc bề ngoài miếng thịt và mặt cắt do công nghệ nhuộm rẻ tiền không thể "biến hóa" được cả miếng thịt.

Nhiều người bán hàng còn trộn lẫn thịt bò thật và giả với nhau để lừa người mua. Cách phân biệt thịt bò thật và thịt bò giả hiệu quả là để ý thớ thịt. Thịt bò thật thớ nhỏ, dài, màu đỏ tươi, phần mỡ và bì có màu vàng nhạt. Trong khi đó, thớ thịt lợn to và ngắn, bì và mỡ có màu trắng.

Mùi vị: Kiểm tra mùi vị là một cách phân biệt thịt bò thật và thịt bò giả hữu hiệu. Có rất nhiều cách để tạo ra mùi thịt bò cho thịt không phải bò. Các cơ quan chức năng từng phát hiện mánh khóe dùng mỡ bò rán lấy nước mỡ thoa một lượt quanh miếng thịt lợn, thịt trâu chết để tạo mùi bò.

Tuy nhiên, thịt bò thật có mùi hôi rất đặc trưng của bò. "Đồ giả" không thể có được hương vị như thịt bò thật. Dù đã tưới mỡ bò lên nhưng sau khi vận chuyển nhiều và để phơi ra nhiều giờ dưới thời tiết ẩm như của Việt Nam, chắc chắn mùi này sẽ bị bay đi hoặc "biến tấu" ít nhiều.

Độ cứng: Ấn nhẹ vào miếng thịt bò khi chọn mua, miếng thịt bò thật sẽ dẻo, ít đàn hồi, cảm giác thịt dính theo tay. Nếu là thịt lợn giả thịt bò thì ấn vào sẽ thấy mềm bở, thịt không dính theo tay.

Cảm nhận khi chế biến: Tất nhiên là chẳng ai mong muốn tới tận khi nấu mới phát hiện miếng thịt bò mình phải trả hàng trăm nghìn đồng mua về đãi cả nhà hóa ra lại là thịt lợn sề hay trâu chết. Nhưng muộn còn hơn không, ít ra thì bạn cũng biết để tránh cửa hàng bán thịt bò giả trong lần sau.

Thịt bò thật sau khi chế biến vẫn giữ nguyên màu hồng sậm, vị ngọt đặc trưng. Trong khi đó, thịt lợn, thịt trâu nhuộm hóa chất giả bò sẽ bị nhạt bớt, chuyển qua màu hồng lợt hoặc trắng. Màu sắc này có thể nhìn rõ nhất khi thịt được chần lâu trong nước sôi.

Bên cạnh đó, thịt lợn sề sau khi chế biến sẽ bở, tơi hơn thịt bò. Nếu bạn không may gặp phải thịt làm giả từ con lợn hay trâu đã chết khá lâu thì miếng thịt còn có mùi tanh rất khó chịu.

Ngoài ra, có một cách phân biệt thịt bò thật và thịt bò giả rất hiệu quả, đó là mua hàng ở các cửa hàng, siêu thị uy tín.

Ăn thịt bò sao cho tốt?

Theo khuyến cáo của các nhà khoa học, ăn một lượng thịt bò vừa đủ là từ 300 - 500g/tuần. Nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến một số căn bệnh nghiêm trọng, khó chữa.

Không nên ăn thịt bò buổi tối

Theo nhịp sinh học thì thời điểm buổi tối gan hoạt động ít đi và dành thời gian cho nghỉ ngơi, nếu sử dụng thịt bò vào buổi tối, chất sắt có trong thịt bò sẽ kích thích gan hoạt động nhiều hơn từ đó làm lượng đường trong máu tăng lên và khiến cơ thể có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và các bệnh khác.

Thịt bò không tốt cho những người mắc các bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa như thừa cân, rối loạn mỡ máu, bệnh gút và đái tháo đường.

Không được ăn khi có vết sẹo chưa lành

Những dưỡng chất trong thịt bò dù có tốt cho sức khỏe nhưng lại làm cho vết thương bị sậm màu, khi lành sẽ gây nên sẹo lồi. Do đó, bị sẹo lồi không nên ăn gì thì đó sẽ là thịt bò và những món ăn làm từ bò như chả bò, giò bò,…

Tuyệt đối bỏ thói quen ăn bò tái

Hiện nay, việc nuôi trồng và giết mổ, vận chuyển đôi khi không được đảm bảo nên thịt rất dễ bị nhiễm khuẩn. Để đảm bảo sức khỏe, không lo sợ ký sinh trùng hoặc sán thâm nhập cơ thể, bạn nên bỏ thói quen ăn thịt bò tái hoặc chưa nấu chín.

Không được ăn cùng thủy hải sản

Trong thịt bò chứa nhiều phốt pho rất cần cho việc hình thành xương, trong khi thủy sản lại rất giàu calci và magie. Vì thế, thịt bò và thủy hải sản không nên kết hợp với nhau vì sẽ tạo ra sự kết tủa muối gây cản trở hấp thu phốt pho và làm giảm tốc độ hấp thu canxi.

Kiêng ăn khi đang điều trị nám, tàn nhang

Thịt bò có chứa rất nhiều protein tốt cho cơ thể. Tuy nhiên nếu bạn đang bị nám mà sử dụng loại thực phẩm này sẽ khiến nám lây lan nhanh hơn. Vì vậy nếu bạn đang bị nám hoặc tàn nhang thì không nên sử dụng thịt bò để hạn chế tình trạng vùng nám da bị lan rộng.

Không nên ăn thịt bò và uống rượu trắng

Ăn thịt bò kết hợp với uống rượu, coi thịt bò là món đồ nhắm là thói quen khá phổ biến của nhiều người. Tuy nhiên, thói quen ăn thịt bò kèm với rượu trắng sẽ gây ra một bất lợi lớn chính là có thể gây ra các bệnh về răng lợi như viêm chân răng.

Hoàng Khuông (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới