Theo chuyên gia phong thủy khi trồng cây nên tránh những loại này kẻo chỉ rước xui xẻo:
Cây liễu
Cây liễu nằm đầu trong danh sách những cây kiêng kỵ trồng trước nhà vì trong tiếng Hán, “liễu” đồng âm với từ “lưu” nghĩa là đổ đi, chảy đi. Theo dân gian, trồng cây liễu trước nhà mang ý nghĩa tán gia bại sản.
Ngoài ra, từ xưa ông cha ta thường lấy cây liễu để so sánh với những người con gái có số phận lênh đênh không may mắn.
Thêm vào đó, trong phong thủy, liễu là một trong những loại cây mang âm khí, do đó trồng cây liễu trước nhà sẽ thu hút âm khí vào ngôi nhà có thể đem lại những điều không tốt. Khi trồng cây liễu cũng không may mắn trong đường con cái do cây liễu không ra hoa kết quả. Thường người ta chỉ trồng loại cây này ở công viên hay bờ hồ để tạo cảnh quan, bóng mát.
Đừng trồng cây liễu trước hoặc trong nhà vì kiêng kỵ.
Cây đa
Cây đa là một loại cây linh thiêng thường được trồng ở đầu làng, miếu, đền, chùa để giúp các vị thần trú ngụ, cai quản.
Mặt khác, cây đa cũng thu hút âm khí, khiến gia chủ khó đạt được sự thịnh vượng trong công việc và cuộc sống.
Vì thế, đây là loại cây không thích hợp trồng trước nhà. Chưa kể đến việc cây đa có bộ rễ lớn, phát triển to và sâu, ảnh hưởng đến thẩm mĩ của ngôi nhà.
Cây dương xỉ
Đây là loại cây dễ trồng, dễ sống nên được rất nhiều người thích trồng để trang trí. Song, dân gian cho rằng đây là loại cây dẫn dụ các thế lực hắc ám, đem lại những điều không may cho gia đình.
Hơn nữa, cây dương xỉ ưa sống tại những môi trường ẩm ướt, nếu không thường xuyên dọn dẹp sẽ không đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Cây dâu tằm
Thực tế, cây dâu tằm thường được dùng để chống lại những thế lực hắc ám và là khắc tinh của những luồng âm khí. Vậy tại sao nó lại thuộc những cây không nên trồng trước nhà?
Bởi vì chữ dâu trong tiếng hán phát âm giống chữ tang, thường được hiểu là tang thương, tang tóc. Bởi vậy trồng cây dâu tằm trước nhà sẽ là biểu tượng của sự chết chóc, xui xẻo.
Tất nhiên, không phải nơi nào cũng có phong tục như vậy, thậm chí nhiều nơi có thể chưa từng nghe đến câu nói này. Mỗi vùng miền đều có những phong tục tập quán khác nhau và chính những phong tục tập quán khác nhau đó đã tạo nên rất nhiều nét văn hóa khác nhau.
* Thông tin chỉ mang tính tham khảo