TIN TỨC » Kiến thức

Có 1.600 tấn vàng được giấu dưới đáy hồ Baikal, tại sao không ai đến trục vớt?

Thứ năm, 10/12/2020 06:35

Nói đến trang sức vàng bạc, chắc hẳn nhiều người phải mắt tròn mắt dẹt và muốn có được. Nhưng bạn có biết rằng dưới đáy hồ Baikal có tới 1.600 tấn vàng được cất giấu? Nhưng điều kỳ lạ là tại sao không ai đi vớt?

Chuyện diễn ra như thế nào?

Nguồn gốc của 1.600 tấn vàng có nguồn gốc từ cuộc Cách mạng Tháng Mười ở Nga. Một hải quân bị Hồng quân đánh bại, định vượt qua Siberia và chạy trốn sang Thái Bình Dương, cầu cứu Nhật Bản. Tuy nhiên, khi họ chạy đến Hồ Baikal, vì sự cố tan băng vào mùa xuân năm đó, nên tất cả binh lính và 1.600 tấn vàng đã bị chìm xuống đáy Hồ Baikal. Nhiều người có thể tò mò, vậy tại sao chính phủ Nga không trục vớt nó?

Hồ Baikal nằm ở phía nam Siberi, giữa tỉnh Irkutsk và nước Cộng hoà Buryatia. Baikal là hồ nước ngọt có lượng nước lớn nhất và sâu nhất trong các hồ trên thế giới.

Họ thực sự có nghĩ về điều này, nhưng vì hồ Baikal quá sâu và nó bị đóng băng, vì vậy họ không dám hành động hấp tấp. Tuy nhiên, một số ý kiến ​​cho rằng, chuyện có kho báu dưới đáy hồ chỉ là truyền thuyết.

Hồ Baikal, nằm ở phía nam của Đông Siberia, trên ranh giới của vùng Irkutsk và Cộng hòa Buryatia (LB Nga) và cũng là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất thế giới. Cho đến nay Baikal vẫn ẩn chứa nhiều điều hấp dẫn và huyền bí, khiến bất kỳ ai cũng mong được một lần đặt chân đến nơi này.

Nằm nép mình trong vùng Siberia hoang dã, hồ Baikal rộng lớn, có hình thù giống như một chiếc lưỡi liềm khổng lồ. Đặc điểm dễ nhớ này khiến cho những người không giỏi địa lý cũng có thể dễ dàng tìm thấy nó trên bản đồ nước Nga.

Hồ Baikal

Baikal là một trong những vùng nước cổ xưa nhất trên hành tinh của chúng ta. Nhưng trên hết, nó được biết đến là hồ sâu nhất trên Trái đất và đồng thời là hồ chứa nước ngọt tự nhiên lớn nhất - chiếm 19% tổng trữ lượng thế giới. Theo tính toán, lượng nước này đủ dùng cho cả nhân loại trong vòng 40 năm. Diện tích mặt nước Baikal là hơn 31.700 km² (không tính các đảo), xấp xỉ diện tích nước Bỉ. Diện tích lưu vực hồ là 571.000 km². Chiều dài đường bờ hồ là hơn 2000km, còn hồ dài 600km, tương đương khoảng cách từ Matxcơva tới St. Petersburg.

Baikal cũng là hồ sâu nhất thế giới với độ sâu tối đa hiện nay là 1.637m. Theo số liệu nghiên cứu, có 336 con sông và suối đổ nước vào Baikal trong khi chỉ có một con sông đưa nước ra khỏi hồ là sông Angara. Các con sông lớn nhất chảy vào Baikal là Selenga, Angara Thượng, Barguzin, Turka, Snezhnaya, Kichera, Tyya, Goloustnaya, Buguldeika.

Hồ ở dạng trũng, được bao bọc bốn bên là các dãy núi và đồi, tạo nên phong cảnh trùng điệp, vô cùng kỳ vĩ. Có lẽ, phải gọi Baikal là biển, vì khi đứng trên bờ, phóng tầm mắt ra xa chỉ thấy mênh mông nước và trời, cùng một tông màu xanh thẫm, hòa quyện vào nhau. Sóng từng đợt vỗ nhẹ vào bờ chẳng khác gì sóng biển.

Cả Baikal và các vùng ven bờ đều được phân biệt bởi hệ thực vật và động vật phong phú, làm cho những nơi này thực sự độc đáo, luôn hấp dẫn các nhà khoa học và đông đảo những người yêu thích du lịch và những người tìm kiếm mạo hiểm thực sự.

Có hơn 2.600 loài động vật và hơn 1.000 loài thực vật sinh sống ở hồ Baikal và khu vực ven hồ, trong đó có rất nhiều loại động thực vật độc đáo. Đáng lưu ý nhất trong số này là loài hải cẩu nước ngọt Baikal và cá hồi trắng Omul. Một trong những trải nghiệm, có lẽ nên có khi đến Baikal, đó là thưởng thức món cá Omul xông khói - đặc sản “vàng” của vùng này.

Đến Baikal, chúng ta sẽ được nghe câu chuyện tình giữa nàng Angara, con gái của Baikal, với chàng Yenisey. Theo hướng dẫn viên du lịch của thành phố Ulan-Ude Natalia Khandadorzieva, thì truyền thuyết kể lại rằng nàng Angara, con gái của Baikal, đem lòng yêu chàng trai Yenisey. Để con gái mình không chạy theo chàng Yenisey, người cha Baikal đã dùng một tảng đá chặn dòng chảy của Angara. Tuy nhiên nước sông Angara vẫn đổ vào sông Yenisey. Hồ Baikla mùa nào cũng đẹp.

Nhưng theo cảm nhận riêng của chị Natalia thì hồ đẹp nhất vào mùa đông: “Mùa đông rất lạnh, gió lạnh nhưng rất đẹp. Nếu bạn định đến vào mùa đông thì phải mặc ấm, đeo khẩu trang, kính râm chống nắng. Lúc đó có thể thấy hồ Baikal trong vắt, trên băng cách xa bờ hồ vẫn có thể nhìn đấy đá ở dưới đáy. Nhưng mỗi năm quang cảnh lại một khác. Có năm mặt nước là mặt phẳng dài hàng km, có năm đến bạn sẽ thấy mặt nước là những tảng băng lởm chởm. Có năm thì do gió mặt nước đóng băng tạo thành những hang động, rất đa dạng”.

Chị Natalia không biết chính xác về lượng khách du lịch đến thăm hồ Baikal, nhưng qua công việc hàng ngày, chị nhận thấy số lượng ngày càng đông hơn. Năm nay, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nên chủ yếu là khách nội địa và tăng hơn các năm trước. Còn theo thống kê của địa phương, thì số lượng khách du lịch đến Baikal trong 5 năm gần đây tăng gần 80%.

Năm 1996 hồ Baikal được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.

Hồ Yên (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới