TIN TỨC » Kiến thức

Có câu: '3 không hỏi, 4 không ăn, 5 không chạm', trí tuệ của cổ nhân thật đáng học hỏi

Thứ bảy, 18/05/2024 13:45

"Tam bất vấn, tứ bất cật, ngũ bất mô" nghĩa là "ba không hỏi, bốn không ăn, năm không chạm". Câu nói này chứa đựng những lời nhắn nhủ sâu sắc của người xưa.

"Ba không hỏi"

Đầu tiên, không nên hỏi về mức thu nhập của người khác. Đôi khi nó chỉ là xuất phát từ sự quan tâm, hoặc sự tò mò, nhưng khi bạn hỏi về thu nhập của họ đồng nghĩa bạn đang chạm đến riêng tư cá nhân của họ sẽ khiến người đó không có thiện cảm với bạn.

Thứ hai là không hỏi về tuổi tác. Ở nhiều nơi đều rất kỵ khi hỏi về tuổi tác, đặc biết là phụ nữ, khi bạn hỏi về tuổi tác người ta sẽ cảm thấy bạn đang nhạo báng người ta. Những quốc gia theo đạo giáo, thì câu hỏi này cực kỳ tối kỵ vì họ đang theo đuổi sự trường thọ.

Thứ ba là không hỏi về xuất thân của người khác. Chúng ta sinh ra không ai có quyền được chọn về cha mẹ và xuất thân của mình. Khi bạn hỏi về xuất thân của người khác sẽ tạo cho người ta cảm giác bạn không tôn trọng họ.

"Bốn không ăn"

Tiếp theo, "bốn không ăn" mang ý nghĩa không ăn thịt chó, bò, cá đối và chim nhạn. Mỗi loại thực phẩm này đều có ý nghĩa riêng biệt và được liên kết với các tín ngưỡng cũng như các giá trị văn hóa sâu sắc. Chẳng hạn, chó không chỉ là vật nuôi mà còn là bạn của con người trong công việc và cuộc sống, trong khi bò là động vật không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp.

Cá đối nhỏ thà hy sinh bản thân bơi vào miệng của cá đối mẹ để chúng lấp đầy cơn đói. Chính vì tấm lòng hiểu thảo của chúng mà không nên ăn thịt nó. Cuối cùng là chim nhạn, đây là một loại chim cực kỳ chung thủy, nếu như đối phương chết thì bên kia sẽ sống một mình đến già, chính vì vậy mà không nên ăn thịt chúng.

Việc tránh ăn thịt các loại động vật này không chỉ thể hiện sự tôn trọng mà còn phản ánh một thái độ biết ơn và bảo tồn đối với thiên nhiên.

"Năm không chạm"

"Năm không chạm" là chỉ chiếc rìu của người thợ mộc, chiếc kéo của thợ may, con dao của thợ hớt tóc, hành lý của bọn côn đồ và thắt lưng của phụ nữ.

Không chạm vào công cụ của nghệ nhân, điều này bao gồm các dụng cụ như búa của thợ mộc, kéo của thợ may và dao cạo của thợ hớt tóc. Mỗi công cụ này không chỉ là phương tiện kiếm sống của mỗi nghệ nhân mà còn được coi là biểu tượng của sự khéo léo và kinh nghiệm. Việc chạm vào công cụ của người khác có thể được coi là một hành động xâm phạm, thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với nghề nghiệp và nỗ lực cá nhân của họ. Chưa kể tới việc nếu làm hỏng thì điều này ảnh hưởng trực tiếp đến miếng cơm manh áo của họ.

Tại sao chúng ta lại không được chạm vào hành lí của bọn lưu manh? Mọi người đều biết, bọn lưu manh có cuộc sống đơn độc, không có gì phải lo lắng, khi ra ngoài họ thường mang theo những tài sản quí giá nhất ở trong hành lí, nếu bạn vô tình chạm vào hành lí của họ, họ sẽ cư xử rất thô lỗ với bạn, chính vì thế mà không nên chạm vào hành lí của họ.

Không chạm vào thắt lưng của con gái, đây là biểu hiện của sự tôn trọng đối với thân thể và sự riêng tư của phụ nữ. Trong nhiều nền văn hóa, việc chạm vào cơ thể người khác, nhất là phụ nữ, không chỉ là vấn đề về không gian cá nhân mà còn liên quan đến đạo đức và chuẩn mực xã hội. Phần này của tục ngữ nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo vệ và tôn trọng phụ nữ, đảm bảo sự an toàn và bình đẳng cho họ trong cộng đồng.

* Thông tin trong bài mang tính chất tham khảo

Hạ Tú (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới