Từ trước, chúng ta đã từng nghe những người lớn tuổi nhắc đến câu tục ngữ này. Lúc đó, ta chỉ hiểu đơn giản là đừng xây nhà khi ở tuổi 50, đừng trồng cây khi đã qua tuổi 60. Nhưng tại sao tục ngữ lại nói như vậy? Thực ra, ngoài ý nghĩa bề mặt, câu tục ngữ này còn có hàm ý sâu xa hơn khi nhìn từ thời đại của người xưa.
Câu nói "Năm mươi tuổi đừng xây nhà, sáu mươi tuổi đừng trồng cây" không phù hợp với thời hiện đại (Ảnh minh hoạ)
Ở tuổi 50, người ta đã đi qua nửa đời người. Theo luận ngữ, ba mươi tuổi lập thân, bốn mươi tuổi không còn mê hoặc, năm mươi tuổi biết mệnh trời. “Biết mệnh trời” có nghĩa là đến tuổi này, khi làm gì cũng cần có sự an bài, chấp nhận số phận. Câu “năm mươi không xây nhà” có thể hiểu rằng, ngày xưa sống đến tuổi 50 đã là một phúc phần lớn, không nên tiếp tục lao vào gánh nặng xây dựng gia sản nữa, vì dù có xây nhà xong thì cũng không còn bao nhiêu thời gian để hưởng thụ.
(Ảnh minh hoạ)
Còn câu “sáu mươi tuổi đừng trồng cây” mang hàm ý sâu xa. Vì ở tuổi 60, nếu trồng cây vào lúc này, dù có trồng được thì cũng không thể thấy cây trưởng thành và tận hưởng bóng mát. Câu tục ngữ này có lẽ không còn phù hợp trong xã hội hiện đại.
(Ảnh minh hoạ)
Ngày nay, nhiều người thực sự tìm thấy tự do ở tuổi 50, 60 không còn phải lo lắng cho con cái hay công việc. Những ai may mắn sẽ có thể tận hưởng cuộc sống mình mong muốn, còn ai vẫn gặp khó khăn thì sẽ phải nỗ lực thêm.
* Thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo