Vậy ở Việt Nam có cho phép học Thạc sĩ trái ngành không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề này.
Thông tư 15 của Bộ GD&ĐT ban hành năm 2014 cho phép các Cử nhân sau khi tốt nghiệp Đại học được học lên trình độ Thạc sĩ trái ngành. Quy định cũng phân chia rõ 3 nhóm: Ngành khác, ngành đúng, ngành gần trong tuyển sinh đầu vào Thạc sĩ. Ví dụ, khi bạn tham gia chương trình tuyển sinh Thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh, bạn cần tốt nghiệp bậc Đại học chuyên ngành trong các nhóm sau:
Ngành khác: Các chuyên ngành khác thuộc khối ngành Nhân văn, Khoa học xã hội và hành vi, Báo chí, Pháp luật, Khoa học tự nhiên, Công nghệ kỹ thuật, Kĩ thuật, Kiến trúc, Nông - Lâm nghiệp và Thủy sản. Ngành đúng, ngành phù hợp: Quản trị kinh doanh.
Ngành gần: Các chuyên ngành khác thuộc khối ngành Kinh doanh và Quản lý.
Ngoài đáp ứng yêu cầu về bằng tốt nghiệp Đại học, bạn phải đáp ứng đủ những điều kiện khác về học bổ sung kiến thức, thâm niên công tác, lý lịch và sức khỏe. Đó là các yếu tố để xem xét việc có cho phép bạn học trái ngành hay không.
Để theo học chương trình Thạc sĩ trái ngành, học viên cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: Có bằng Đại học do trường Đại học tại Việt Nam cấp. Với trường hợp học viên có bằng Đại học do trường nước ngoài cấp cần dịch công chứng sang tiếng Việt và nộp cùng với văn bản chứng nhận về bằng cấp từ Cục Quản lý chất lượng của Bộ GD&ĐT.
Học và thi bổ sung các môn, học phần liên quan. Có tối thiểu 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn phù hợp với chuyên ngành dự tuyển. Thi đỗ kỳ thi tuyển sinh Thạc sĩ, trong đó gồm 3 khối kiến thức là kiến thức cơ sở ngành, kiến thức chuyên ngành và tiếng Anh.
Thí sinh đáp ứng yêu cầu ngoại ngữ có thể được miễn thi tiếng Anh (chứng chỉ tiếng Anh IELTS tối thiểu 6.0 hoặc tương đương). Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và nộp đúng thời hạn, sức khỏe đảm bảo việc học tập.