TIN TỨC » Kiến thức

Có một loại cây trồng hoa nở dịp Tết cực may mắn, làm ăn thuận lợi, con cháu đỗ đạt vinh hiển

Thứ tư, 06/12/2023 17:55

Đây là loại cây mà gia đình nào cũng nên trồng trước nhà. Không chỉ dễ chăm sóc, loài hoa này nếu nở đúng vào dịp Tết theo quan niệm còn mang đến nhiều may mắn cho gia chủ.

Cây hoa lồng đèn được rất nhiều người yêu thích bởi vẻ đẹp độc đáo. Mỗi bông hoa có hình dạng giống như chiếc đèn lồng rủ xuống vô cùng quyến rũ và lạ mắt.

Loại hoa này còn được gọi hoa chuông, có nguồn gốc từ Brazl, có hoa đẹp màu đỏ và hình dáng như chiếc đèn lồng.

Trồng đèn lồng như làm tỏa sáng khu minh đường, gọi mời thần tài thu hút vận may. Ngoài ra, cây đèn lồng được cho là sẽ mang lại tươi sáng may mắn, hy vọng và sự phát tài, thành công, vinh hiển, đỗ đạt tri thức rộng mở.

Cây đèn lồng liên tiếp nở hoa trong nhiều ngày nhiều tháng, từ hè qua thu tới đông, ngày Tết...

Cây đèn lồng như thắp ánh sáng, mà thế gian ai cũng cần lửa nên bạn không cần sợ phải kiêng cây có hợp bản mệnh hay không. Đặc biệt cây nở dịp Tết mang lại nhiều may mắn như chào đón một năm mới phát tài rực sáng, đỗ đạt vinh hiển, làm ăn thuận lợi.

Cây đèn lồng gần như hoa nở quanh năm nên tạo cho không gian nhà bạn một sự bừng sáng, giống như luôn có đèn lồng may mắn trong nhà. Thông thường trong các dịp lễ hội thì đèn lồng mới được thắp lên. Nhưng khi bạn có cây cảnh đèn lồng nở hoa quanh năm thì điều đó mang ý nghĩa phong thủy rất tốt, biểu trưng cho việc vui vẻ, may mắn, trong nhà như luôn có lễ hội và niềm vui để ăn mừng.

Có nhiều loại hoa lồng đèn khác nhau cho bạn lựa chọn như: Swingtime, Army Nurse, Rapunzel, Phyllis...

Có hai cách trồng đèn lồng

Từ hạt

Cần thời gian 1 năm đề cây lồng đèn ra hoa nếu trồng bằng hạt. Hạt giống thường được gieo vào mùa xuân và gieo trực tiếp vào khay hoặc bầu ươm rồi phủ một lớp đất mỏng. Sau đó tưới phun sương để giữ ẩm và nên đặt bầu ươm ở nơi thoáng mát. Bình thường, hạt sẽ nảy mầm trong khoảng 14 ngày, nhưng khi điều kiện thuận lợi thì chỉ cần 5-7 ngày hoặc nếu không thì phải đợi 2-6 tuần sau.

Khi cây non đã phát triển bộ rễ hoàn chỉnh và có được 4 lá non thì bắt đầu chuyển ra chậu trồng. Tiến hành tỉa lá và bấm ngọn khi cây có đủ 4-5 cặp lá.

Từ cành giâm

Bạn có thể sử dụng kỹ thuật ngày ngắn (ít hơn 12 giờ ánh sáng) và duy trì nhiệt độ khoảng dưới 21oC đề cây nếu muốn cây chỉ ra lá cành.

Cành giâm được cắt gọn gàng, dài 7-8cm với 2-3 cặp lá trưởng thành. Sau đó để cành khô nhựa trên mặt vết cắt, rồi cắm cành vào giá thể cát hạt nhỏ dày 4cm (đã được lọc sạch và khử độc, pH 6-6.5), tưới nhẹ để duy trì độ ẩm cho đất ươm và giữ nhiệt độ ổn định 20-22oC. Sau 3 tuần rễ sẽ mọc dài thì bạn có thể đem trồng ra chậu.

Cách chăm sóc hoa lồng đèn

Tưới nước

Hoa lồng đèn sinh trưởng không cần quá nhiều nước, nhưng độ ẩm nên được duy trì 60-70%. Nên dùng vòi hoa sen tưới nhẹ xung quanh gốc 1-2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều mát, tránh tưới lúc giữa trưa sẽ làm hỏng hệ thống rễ. Không tưới lên hoa hoặc tưới quá đẫm dễ làm thối gốc, thối lá và gây chết cây.

Bón phân

Hoa lồng đèn phát triển nhanh và cần nhiều dinh dưỡng cho những đợt hoa liên tục, nên cần bổ sung nhiều dinh dưỡng bằng phân bón.

Cây dễ chết nếu bón phân nặng, nhưng lại hấp thụ khá tốt các loại phân hữu cơ như phân trùn quế Sfarm hoặc các loại phân gà, bò, cá,… đã được ủ vi sinh hoặc ủ hoai mục. Bạn cũng nên kết hợp với phân vô cơ như NPK 20-20-20, NPK 18-18-6,… và hãy nhớ áp dụng theo nguyên tắc “4 nhiều, 4 ít, 4 không, 3 kỵ”, để cung cấp đầy đủ các chất thiết yếu và giúp cây phát triển tối ưu nhất.

Sau 15-20 ngày trồng và cây bắt đầu phát triển thân lá, nhánh thì tiến hành pha loãng phân với liều lượng bằng ½ nồng độ khuyến cáo trên bao bì, rồi tưới theo định kỳ 14 ngày/lần. Vào giai đoạn ra hoa thì giảm còn 7-10 ngày/lần tưới, nhưng nếu sử dụng phân bón lá thì nên tưới xen kẽ và tăng khoảng cách bón phân cho rễ lên 14-18 ngày/lần.

Lưu ý, cần tưới ẩm nước trước khi sử dụng phân để giữ ẩm và giúp cây dễ hấp thu hơn. Tránh tưới phân vào lúc trời nắng gắt dễ làm cây bị sót phân và nên bổ sung thêm các chất điều hòa sinh trưởng như: B1, B9, Ethephon, Ancymidol,…

Phòng trừ sâu bệnh

Khả năng kháng sâu bệnh tốt nên hoa lồng đèn ít bị sâu bệnh tấn công, một số loại thường gặp như sâu lá, rầy mềm, bướm trắng, nhện đỏ,…. Bệnh thối rễ, bệnh rỉ sắt,… do cây tiếp xúc nhiều với nước, đất trồng quá ẩm hoặc nhiễm từ cây mẹ,…

Để phòng bệnh thì bạn nên lựa chọn và xử lý nguồn giống cẩn thận. Thường xuyên kiểm tra để phát hiện và giải quyết sâu bệnh kịp thời. Vệ sinh và loại bỏ mẫu cây bị sâu bệnh. Khuyến khích sử dụng các biện pháp thủ công và thuốc sinh học như dầu neem (5ml/l+5ml nước rửa chén), chế phẩm sinh học Bio herb (10ml/2l nước),… phun xịt 2-3 lần và cách nhau 5-7 ngày/lần. Bạn cũng có thể tự làm chế phẩm sinh học từ tỏi, ớt, hành tâm,… để giúp cây diệt trừ sâu bệnh và đảm bảo an toàn cho cây lại thân thiện với môi trường.

Tường San (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới