Dưới đây là công thức hạnh phúc từ các nước trên thế giới mà chúng ta có thể học hỏi và áp dụng trong cuộc sống.
Italy
Nhu cầu mặc đẹp, gây ấn tượng tốt với mọi người và sống tận hưởng của người Italy được gọi là "bella figura", nghĩa đen là "hình ảnh đẹp".
Để cảm nhận hạnh phúc theo kiểu của người Italy, bạn hãy học cách tận hưởng mọi khoảnh khắc trong cuộc sống: khi đi dạo, hãy tìm hiểu thế giới xung quanh; khi ăn uống, hãy thưởng thức từng ngụm, từng miếng; khi lựa chọn quần áo, hãy cân nhắc cách phối đồ tổng thể.
Ấn Độ
Người Ấn Độ đánh giá caotính linh động và tận dụng tài nguyên. Họ có thể sáng tạo những sản phẩm mới từ các món đồ cũ hay chất liệu bình thường.
Để hạnh phúc như cách của người Ấn Độ, hãy cố gắng tư duy vượt giới hạn khi giải quyết những tình huống khó khăn trong công việc.
Thụy Điển
Người Thụy Điển cố gắng dùng càng ít đồ vật càng tốt và là những người tiêu dùng tỉnh táo. Quan niệm hạnh phúc của họ là "không quá nhiều, không quá ít, chỉ vừa đủ".
Để hạnh phúc như người Thụy Điển, những gì bạn cần làm là mua quần áo có thể mặc nhiều lần, chỉ mua sắm những đồ vật thật sự cần thiết cho căn hộ, ăn uống đơn giản và lành mạnh.
Nhật Bản
Wabi Sabi là triết lý sống của người Nhật về một cách nhìn khác đối với cuộc sống, về cách tôn vinh vẻ đẹp của những thứ không hoàn hảo xung quanh ta. Họ thấy được nét đẹp trong những món đồ cũ, những chiếc đĩa vỡ, những khiếm khuyết bộc lộ dần theo năm tháng. Triết lý sự hoàn hảo được tìm thấy trong sự không hoàn hảo được thể hiện qua nghệ thuật kintsugi của người Nhật.
Kintsugi làmột nghệ thuật của Nhật Bản về việc sửa chữa đồ gốm bị vỡ với chất liệu sơn mài, có phủ lên hoặc trộn thêm với bột vàng, bạc hoặc bạch kim, một phương pháp tương tự như kỹ thuật maki-e.
Việc làm này xử lý đồ phế phẩm và sửa chữa chúng như một phần lịch sử của đồ vật, chứ không phải nhằm che giấu chỗ hỏng trên đồ vật đó.
Thụy Sĩ
Người Thụy Sĩ có cả một hệ tư tưởng về hạnh phúc được đặt tên theo tay vợt nổi tiếng Roger Federer. Triết lý này được gọi là Federerism. Họ coi trọng sự chính xác, kỷ luật, trạng thái sẵn sàng làm việc.
Theo quan điểm của người Thụy Sĩ, bạn cần thành công để hạnh phúc. Nếu bạn cảm thấy hạnh phúc vì đạt được mục tiêu trong công việc hay sở thích, bạn chắc hẳn là một người theo chủ nghĩa Federerism.
Đan Mạch
Người Đan Mạch không phải những người cuồng công việc nhưng họ có thái độ đặc biệt với công việc. Khái niệm "arbejdsglaede" trong tiếng Đan Mạch có nghĩa là "hạnh phúc và niềm vui từ công việc và biết rằng bạn là nhân viên tốt".
Để hạnh phúc như người Đan Mạch, bạn không nên coi công việc của mình là nhàm chán. Bạn hãy thử hình dung mình là nhân viên có giá trị và quan trọng của công ty.
Hawaii
Chia sẻ với mọi người là nét đẹp của người Hawaii. Hãy học cách chia sẻ và cho đi để khiến bạn bè, người thân vui vẻ.
Na Uy
Người Na Uy thích sự ấm cúng. Họ thích những tấm chăn hay tất đan ấm áp. Họ cũng thích uống ca cao để cảm thấy hơi ấm bên trong cơ thể.
Khái niệm "koselig" của người Na Uy thể hiện mong muốn có một nơi ở thoải mái. Để cảm nhận hạnh phúc theo cách của người Na Uy, bạn chỉ cần tạo ra một không gian ấm cúng như gia đình, tổ chức những bữa tiệc kỷ niệm cùng bạn bè và người thân.
Uganda
Tên "Hakuna Matata", ca khúc nhạc phim "Vua Sư Tử" là một từ có nghĩa "không vấn đề gì". Đây cũng là triết lý sống của người Uganda.
Để suy nghĩ tích cực như người Uganda, bạn nên cười nhiều hơn, ít nhất là 2 giờ/lần. Nhảy múa cũng là một cách để xua tan những suy nghĩ tiêu cực.
Pháp
Người Pháp cũng sống theo nguyên tắc "ít hơn và chậm hơn". Họ không cố gắng làm nhiều việc trong một thời gian ngắn. Nếu thích cuộc sống lãng mạn kiểu Pháp, bạn có thể tìm niềm vui trong việc dành thời gian thư giãn.
Bạn có thể tạm thời dừng những công việc "quan trọng" để tận hưởng một ly cà phê với một chiếc bánh sừng bò, nhìn ra ngoài cửa sổ. Đừng đi trung tâm thương mại để mua sắm quá thường xuyên và chỉ mua những đồ dùng thực sự cần thiết ở các cửa hàng tạp hóa nhỏ.