TIN TỨC » Kiến thức

Công trình chưa hoàn thành lớn nhất thế giới có kinh phí 81,5 tỷ USD, xây dựng mất 18 năm nhưng chưa xong đã bị chìm

Thứ bảy, 13/01/2024 12:48

Dubai - thành phố giàu có và xa hoa, nổi tiếng với những công trình kiến trúc độc đáo và cảnh quan ngoạn mục. Tuy nhiên, tại đây vẫn có một công trình bỏ hoang gây sốc - Dự án Palm Bay với chi phí lên tới 81,5 tỷ USD, xây dựng trong 18 năm nhưng vẫn chưa hoàn thành và thậm chí đã bị chìm.

Kết quả này không chỉ khiến người ta tiếc nuối mà còn gây sốc và thu hút sự chú ý của thế giới. Vậy, đâu là nguyên nhân dẫn đến thất bại của dự án khổng lồ này?

Dự án Palm Bay được coi là một bước đột phá lớn của Dubai, được kỳ vọng rất cao. Các nhà thiết kế mong muốn xây dựng một quần đảo gồm 300 hòn đảo nhỏ với các kích cỡ khác nhau, tạo thành hình dạng bản đồ thế giới khi nhìn từ trên cao.

Tuy nhiên, dự án này trở nên quá phức tạp và lớn lao do tham vọng của các nhà thiết kế và sự giàu có của chính quyền Dubai. Lượng đá và cát biển cần thiết để lấp biển là khổng lồ, và quy mô công trình vượt quá khả năng cung cấp của chính Dubai.

Trước những khó khăn này, chính phủ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc nhập khẩu nguyên liệu từ các quốc gia khác, làm tăng chi phí và phức tạp của dự án.

Khi dự án gần hoàn thành, thế giới lại đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Dubai, phụ thuộc vào ngành tài chính và bất động sản, chịu tác động nặng nề. Nhiều nhà đầu tư rút lui, thị trường bất động sản sụp đổ, tình hình tài chính của Dubai cũng lao dốc. Trước những đòn giáng mạnh này, chính phủ buộc phải ngừng dự án.

Tuy nhiên, việc ngừng thi công chỉ là bắt đầu của vấn đề đối với Dự án Palm Bay. Theo thời gian, đất lấp biển bắt đầu bị chìm, toàn bộ quần đảo cũng rơi vào khó khăn.

Nguyên nhân chính là do vật liệu lấp biển không được lu nèn chặt theo yêu cầu thiết kế, cộng thêm tác động của sóng biển và xói mòn, làm ảnh hưởng đến sự ổn định của đất, điều này khiến dự án thậm chí đang bị chìm.

Về dự án này, có người chỉ trích sự quản lý kém của chính phủ và sự theo đuổi xa xỉ quá mức. Người dân địa phương cho rằng, chính phủ không xem xét kỹ lưỡng tính khả thi và bền vững trong quá trình lập kế hoạch và thực hiện dự án, phụ thuộc quá nhiều vào nguồn lực bên ngoài và đầu tư quốc tế.

Ngoài ra, họ còn chỉ trích chính phủ không kịp thời đưa ra biện pháp đối phó khi đối mặt với khủng hoảng tài chính, cuối cùng dẫn đến việc ngừng dự án và làm tăng thêm tính nghiêm trọng của vấn đề.

Một số người khác cho rằng, có thể đây là vấn đề kỹ thuật chứ không phải quản lý. Bởi vì họ tin rằng, công trình lấp biển là một quá trình cực kỳ phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật và kinh nghiệm đặc biệt. Dự án này thực sự có quy mô và độ phức tạp rất lớn, đầy thách thức và khó khăn.

Nhìn từ góc độ thực tế, dù là vấn đề quản lý hay kỹ thuật, sự thất bại của dự án đã gây thiệt hại lớn cho Dubai. Không chỉ lãng phí chi phí xây dựng, chính quyền còn phải đối mặt với lãng phí đất đai và phá hủy môi trường.

Dự án lấp biển tiêu thụ đá và cát là tài nguyên hạn chế, gây tác động không thể đảo ngược lên môi trường. Ngoài ra, sau khi ngừng thi công, Dự án Palm Bay trở thành công trường bỏ hoang, gây ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh và ngành du lịch của Dubai.

Sự thất bại của Dự án Palm Bay là một trường hợp thất bại gây sốc, dù do vấn đề quản lý hay kỹ thuật, đều gây thiệt hại lớn cho Dubai. Không chỉ là sự lãng phí kinh tế khổng lồ mà còn gây ra tác động không thể đảo ngược lên đất đai và môi trường.

Nguyễn Giang (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới