Cụ bà nhặt được hổ phách quý hiếm
Một bà lão ở Romania đã sử dụng một cục đá để chặn cửa trong nhiều năm mà không biết đó là một khối hổ phách vô cùng quý giá. Giá trị của cục đá được ước tính là khoảng 1,1 triệu đô la, tương đương 27 tỷ đồng.
Bà lão đã tình cờ nhặt được một cục đá nặng 3,5 kg khi đi bộ bên một con suối nhỏ ở Colti, gần làng thuộc hạt Buzau, vào những năm 60 và 70. Trong suốt mười năm, bà đã sử dụng nó như một viên đá bình thường. Ngôi nhà của bà cũng đã bị kẻ trộm đột nhập nhiều lần, nhưng không ai quan tâm đến viên đá.
Cục hổ phách của cụ bà có giá 27 tỷ đồng (Ảnh minh họa)
Sau khi bà qua đời vào năm 1991, gia đình mới bắt đầu nghi ngờ giá trị của cục đá. Nhưng mãi đến năm 1999, chính quyền địa phương mới nhận được viên đá để kiểm tra.
Chính phủ đã chuyển những viên đá này đến Bảo tàng Lịch sử ở Krakow, Ba Lan, để các nhà nghiên cứu xem xét. Kết quả cho thấy khối hổ phách nguyên khối có niên đại từ 38,5 đến 70 triệu năm trước. Nó được hình thành từ nhựa cây hóa thạch và có hóa thạch sinh vật cổ đại bên trong.
Giám đốc Bảo tàng hạt Buzau, ông Daniel Costache, cho biết phát hiện này không chỉ có ý nghĩa đối với bảo tàng mà còn là tài liệu quan trọng cho giới nghiên cứu. Khối hổ phách nặng 3,5 kg này nằm trong số những khối lớn nhất thế giới, với hơn 160 sắc thái màu sắc khác nhau, từ đỏ, vàng đến đen.
Hổ phách là gì?
Hổ phách là loại nhựa cây hóa thạch có tuổi hàng triệu năm được tìm thấy trong các cây cổ thụ lâu năm, có tên khoa học là Amber hay còn gọi là huyết hổ phách, hồng tùng chi, minh phách.
Hổ phách được tìm thấy và khai thác ở nhiều quốc gia vùng biển Baltic, một số nước Đông Nam Á như Myanmar, Việt Nam. Hổ phách có màu vàng, nâu, xám, đen,... và đặc biệt là xanh dương, loại hổ phách màu xanh dương sẽ vô cùng quý và có giá trị rất cao.
Hổ phách được hình thành hóa thạch nhựa cây từ các loài thực vật cổ đại, đặc biệt là cây lá kim (Ảnh minh họa)