TIN TỨC » Kiến thức

Cứ đến Mông Cổ làm dâu, phần lớn các công chúa nhà Thanh sẽ mất khả năng làm mẹ: Tại sao?

Chủ nhật, 29/08/2021 08:57

Sau khi các công chúa cổ đại gả sang Mông Cổ, tại sao họ không có con? Lý do của thực trạng này bắt nguồn từ 2 tập tục bị cho là thiếu nhân văn của người Mông Cổ khi xưa.

Thời cổ đại, công chúa phải đi hòa thân (kết thân để cầu hòa), luôn được xem là một trong những phương thức duy trì ngoại giao. Bằng cách sắp xếp cho các công chúa xinh đẹp kết hôn với kẻ địch, hoàng đế sẽ đổi được hòa bình vùng biên giới.

Tại sao phần lớn các công chúa nhà Thanh đến Mông Cổ làm dâu sẽ mất khả năng làm mẹ? (Ảnh minh họa)

Trên thực tế, những người phụ nữ mặc dù trong nước có tước vị cao quý, là công chúa cao cao tại thượng, nhưng rốt cuộc họ cũng chỉ như một quân cờ, trở thành nạn nhân của chính trị. Họ gánh trên vai số phận nặng nề, tương tai tăm tối và tình duyên lận đận.

Đặc biệt là vào thời nhà Thanh, đa phần các công chúa đều được chỉ định gả sang Mông Cổ. Và điều mà họ phải chịu đựng đau đớn hơn so với nhiều công chúa của triều đại khác, đó là không thể sinh con. Lý do của thực trạng này bắt nguồn từ 2 tập tục bị cho là thiếu nhân văn của người Mông Cổ khi xưa.

(Ảnh minh họa)

Những phụ nữ ngoại tộc không được phép sinh con cho hoàng tộc Mông Cổ

Nhiều người nghĩ rằng công chúa sẽ được hưởng địa vị cao quý tương tự khi ở quốc gia láng giềng, nhưng trên thực tế, cuộc sống của họ vô cùng bi thảm. Dưới con mắt của người Mông Cổ, nhà Thanh gả công chúa sang là một hình thức thể hiện sự tôn trọng và quy phục, nên họ coi những người này như là một loại lễ vật. Họ không cho phép những cô "con dâu" này được phép sinh ra những đứa con mang dòng máu Mông Cổ. Người Mông Cổ tin rằng, có con với công chúa nhà Thanh là biểu hiện của việc quy thuận nhà Thanh hoàn toàn, trong tương lai sẽ phải hoàn toàn tuân theo mệnh lệnh của hoàng đế nhà Thanh, điều này là không thể, phạm vào tối kỵ.

(Ảnh minh họa)

Một nguyên nhân khác nữa là vì người Mông Cổ luôn cho rằng dòng máu của mình là thuần khiết. Sau này, con cái sẽ chảy một nửa dòng máu của công chúa nhà Thanh, dần dần không có chí hướng độc lập tự cường mà có nguy cơ ngả về phía nhà Thanh, khiến Mông Cổ sẽ không thể thoát khỏi sự suy yếu.

Trong trường hợp công chúa có thai ngoài ý muốn, họ sẽ buộc phải làm đủ mọi cách để đứa trẻ mang dòng máu hỗn huyết kia không thể ra đời. Đây cũng là lý do mà tập tục này của người Mông Cổ bị nhiều người đánh giá là thiếu nhân văn.

(Ảnh minh họa)

Phụ nữ bị coi là vật sở hữu để chuyển giao giữa những người đứng đầu

Đâu chỉ phải từ bỏ thiên chức làm mẹ, công chúa triều Thanh còn phải từ bỏ nhiều quyền lợi khác của bản thân và bị coi như một vật sở hữu của hoàng tộc nơi đây. Không giống như khi hoàng đế nhà Thanh qua đời, các phi tần được thả ra khỏi cung hoặc chôn theo, một khi vương hãn Mông Cổ băng hà, con trai, cháu trai của vị vương này không chỉ kế thừa ngai vàng, địa vị của cha mà còn có thể kế thừa dàn thê, thiếp của cha mình.

Công chúa nhà Thanh cũng không ngoại lệ, họ chỉ có thể tiếp tục kết hôn với thế hệ tiếp nối của nhà chồng bởi họ đã bị coi như một vật sở hữu và có thể bị chuyển giao cho những người đứng đầu. Và vòng luẩn quẩn này sẽ không ngừng tiếp diễn cho tới lúc những người phụ nữ tội nghiệp đó qua đời.

Đối mặt với phong tục kỳ lạ này, những công chúa nhà Thanh được giáo dục lễ nghi từ bé tuyệt đối không thể chịu được sự ô uế, sỉ nhục lớn như vậy. Đây cũng là lý do khiến nhiều người trong số họ lựa chọn tự sát.

Dương Huyền (Theo Thuơng Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới