TIN TỨC » Kiến thức

Cúng Tổ nghề là gì? Từ nay đến cuối năm 2024 còn những lễ cúng Tổ nghề nào?

Thứ hai, 02/12/2024 07:55

Ngoài sân khấu, còn rất nhiều lễ cúng Tổ nghề khác. Những ngày cúng Tổ nghề ngành may, trang điểm,... có lẽ chỉ người trong nghề mới nắm rõ.

Lễ cúng Tổ nghề được hiểu là gì?

Một trong những nét đẹp văn hoá tâm linh gắn liền với người Việt là lễ cúng Tổ nghề. Đây là một cách để tôn vinh công lao của những người đã định hình và phát triển ngành nghề từ thời xa xưa. Mỗi ngành nghề và mỗi bậc thầy đều có Tổ nghề của riêng họ. Cúng Tổ nghề là cách để nhớ lại quá khứ và thúc đẩy sự phát triển và đoàn kết trong cộng đồng người làm cùng một nghề. Đây là cơ hội để người làm cùng ngành có thể ngồi lại bên nhau, tạo sự đoàn kết và tin tưởng trong công việc mình đã chọn.

Cúng Tổ nghề để tôn vinh công lao của những người đã định hình và phát triển ngành nghề (Ảnh minh họa)

Đến cuối năm 2024 còn những lễ cúng Tổ nghề nào?

Các ngày cúng Tổ nghề của một số ngành nghề phổ biến tại Việt Nam:

Ngành Sân Khấu: Ngày 12/8 âm lịch.

Ngành Y: Ngày 15/1 âm lịch.

Cơ Khí Xây Dựng: Ngày 20/1 âm lịch. Làm Bánh: Ngày 18/5 âm lịch.

Ngành Thêu: Ngày 12/6 âm lịch.

Buôn Bán: Ngày 10/3 – 15/3 âm lịch. Làm Tóc: Ngày 16/3 âm lịch. Phun Xăm: Ngày 22/3 hoặc 16/3 âm lịch.

Trang Điểm: Ngày 12/8 âm lịch.

Từ tháng 10 đến cuối năm 2024 (âm lịch) còn những lễ cúng Tổ nghề này:

Đến cuối năm còn khá nhiều lễ cúng Tổ nghề (Ảnh minh họa)

Thợ May: Ngày 12/12 âm lịch.

Ngành Kế Toán: Ngày 10/11 dương lịch.

Ngành Mộc: Ngày 13/6 và 20/12 âm lịch.

Ngành Nail: Ngày 3/10 hoặc 13/11 âm lịch.

Ngành Cơ Khí: Ngày 20/12 (20 tháng chạp).

Sửa Xe: Ngày 12/12 âm lịch.

Ngành Spa: Ngày 18/8 hoặc 3/11 âm lịch.

Lễ vật cúng Tổ nghề cơ bản:

Mỗi ngành nghề có lễ vật riêng để dâng lên Tổ nghề. Nhưng với mâm cúng tổ nghề cơ bản thường bao gồm:

Hai lọ hoa tươi.

Hai ngọn đèn cầy (loại lớn).

Mâm ngũ quả.

Gạo, muối trắng, nước chè khô, rượu nếp.

Một đĩa trầu cau.

Đồ lễ mặn: xôi, gà luộc cả con, thịt heo luộc/quay, bánh ngọt – mặn.

Nhang rồng phượng (5 cây).

Cần chuẩn bị lễ vật đầy đủ khi cúng Tổ nghề (Ảnh minh họa)

Cách cúng Tổ nghề

Sau khi đã chuẩn bị mâm đồ cúng, chủ tế (người đại diện cho ngành nghề) sẽ thực hiện lễ cúng Tổ nghề. Quy trình cúng Tổ nghề gồm các bước sau:

Thắp đèn cầy và rót rượu vào ly (1-3-5 ly).

Châm nén hương thơm (1-3-5 nén) sau đó khấn vái và thắp hương vào lư.

Khấn văn cúng tổ nghề, mỗi đoạn khấn văn kết thúc bằng việc cúi lạy.

Chờ cho hương tàn hết, sau đó khấn văn hạ lễ và hóa vàng mã.

Rải muối, gạo và rượu xung quanh bàn thờ.

* Thông tin chỉ mang tính tham khảo

Tường San (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)