1. Cưới chạy tang là gì?
Cưới chạy tang thực chất là hình thức cưới tránh tang, tức là tổ chức hoàn tất đám cưới trước khi phát tang. Sở dĩ có chuyện cưới chạy tang là do có tục để tang 3 năm khi người mất là ông, bà, cha, mẹ hoặc một khoảng thời gian nhất định đối với những người thân trong gia đình. Trong suốt thời gian này, gia đình không được tổ chức lễ cưới, ít hội họp, tiệc tùng để tỏ lòng thương tiếc đối với người đã khuất. Vì vậy, để tránh lỡ làng hôn sự đã được dày công chuẩn bị, các đám cưới được nhanh chóng tiến hành.
Khi trong tình trạng nguy kịch, và có người sắp cưới hầu hết các gia đình chọn hình thức cưới chạy tang (Ảnh minh họa)
2. Cưới chạy tang có bị xui xẻo không?
Đa số mọi người sẽ lo lắng khi lễ cưới và cử hành tang lễ xảy ra trong khoảng thời gian quá ngắn có thể ảnh hưởng tới hôn nhân của cặp đôi. Thật vậy, đám cưới là một dịp đời người có lẽ chỉ có một lần, nếu không thể tổ chức như mong muốn sẽ không tránh khỏi mà sinh ra cảm giác chạnh lòng.
Áp lực về mặt thời gian, khi mọi thứ cùng gấp gáp nhưng những thành viên trong gia đình không thể hỗ trợ hết sức vì còn vướng bận chuyện tổ chức tang lễ cũng dễ khiến cô dâu chú rể gặp phải stress. Đặc biệt, những cảm xúc tiêu cực , buồn bã khi có người thân sắp qua đời, cũng tạo ra gánh nặng tâm lý đối với các cặp đôi.
Tuy nhiên, cưới chạy tang không ảnh hưởng gì đến cuộc sống hôn nhân sau này. Vì mặc dù có một vài cảm xúc tiêu cực tại điểm xuất phát, nhưng hôn nhân là cả một quá trình cố gắng, cuộc sống hạnh phúc hay không còn tuỳ vào sự cố gắng và hy sinh của cô dâu, chú rể.
Thực tế cũng đã chứng minh, tuy gặp phải sự việc đáng tiếc này nhưng đa số các cặp đôi đều có một cuộc hôn nhân vô cùng viên mãn (Ảnh minh họa).
3. Đám cưới chạy tang cần kiêng kị gì?
Tuy đây là một tình huống không ai mong đợi, nhưng vẫn có những cặp đôi không may gặp phải. Sau đây là một vài biện pháp dân gian thường sử dụng để tránh đám cưới gặp phải xui xẻo không đáng có:
Khi người thân mới mất, không nên tổ đám cưới chức quá to tránh để phải nhận lời đàm tiếu.
Chỉ mời những người đặc biệt thân thiết, tổ chức nhanh gọn, tối giản các nghi thức thường có.
Không nên mở nhạc to và liên tục.
Tuyệt đối tránh cưới vào ngày, giờ xấu.
Đi qua ngã ba, ngã tư cô dâu không được vứt tiền lẻ hoặc gạo.
Không tổ chức cưới khi chưa tổ chức lễ ăn hỏi.
Khi tổ chức lễ thành hôn, đại diện gia đình của của bên nhà có tang sẽ không được lên trên sân khấu và phát biểu như trong kịch bản lễ cưới thường thấy.
Vì đại diện một bên gia đình không thể xuất hiện, bên còn lại cũng tránh lên sân khấu mà chỉ có cô dâu chú rể thực hiện nghi lễ kết hôn trước sự chứng kiến của những người thân thiết.
Những người có quan hệ ruột thịt với người mới mất sẽ tránh tham dự hôn lễ (Ảnh minh họa).
4. Nhà có người mới mất nên kiêng ăn gì?
Việc kiêng ăn sau khi nhà có người mới mất là một phần của nhiều truyền thống văn hóa khác nhau. Dưới đây là danh sách một số món ăn thường kiêng trong giai đoạn này:
Canh rau đay và mồng tơi: Theo quan niệm, canh chứa nhớt như rau đay và mồng tơi có thể khiến tang ma (hồn ma của người đã khuất) bị dính "dớp".
Các loại cá da trơn, lươn, trạch: Một số loại cá như cá có da trơn, lươn, trạch cũng thường được kiêng ăn trong giai đoạn này.
Xôi vò: Việc ăn xôi vò được coi là sẽ mang lại sự rối rắm và khó khăn trong gia đình.
Thực đơn linh đình hoặc cỗ to: Việc tổ chức các bữa tiệc lớn, linh đình, cỗ tổ chức cũng thường được kiêng trong thời gian này.
Bún, phở: Có một số quan niệm cho rằng việc ăn bún, phở có thể không tốt sau khi nhà có tang.
Tuy nhiên, quan điểm này có thể thay đổi tùy thuộc vào vùng miền và truyền thống văn hóa cụ thể của từng nơi (Ảnh minh họa)
* Thông tin chỉ mang tính tham khảo