TIN TỨC » Kiến thức

Đặt đôi hạc trên bàn thờ nên quay vào nhau hay quay ra ngoài? Làm sai dễ bị trách phạt

Thứ bảy, 25/11/2023 21:34

Hình tượng rùa cưỡi hạc mang nhiều ý nghĩa được khắc họa trên hạc thờ là biểu tượng mang ý nghĩa phong thủy vô cùng sâu sắc. Vậy ý nghĩa đó là gì?

Ý nghĩa khi bày trí hạc thờ trên bàn thờ cúng

Từ xa xưa, trên bàn thờ, chúng ta thường thấy có sự xuất hiện của đôi hạc. Đôi hạc thờ cúng được chế tác là hình ảnh hạc đứng trên lưng rùa, miệng có ngậm cành sen hoặc ngọc. Hạc thờ có hai loại là hạc đặt trực tiếp trên bàn thờ cúng có kích thước nhỏ dưới 80cm và hạc đặt hai bên của bàn thờ cúng gia tiên có kích thước lớn trên 1 mét.

Hình tượng rùa cưỡi hạc mang nhiều ý nghĩa được khắc họa trên hạc thờ là biểu tượng mang ý nghĩa phong thủy vô cùng sâu sắc. Vậy ý nghĩa đó là gì?

Hạc được ví như loài chim tiên "Nhất phẩm điểu". Hạc tượng trưng cho sự thuần khiết, trong trắng, chính trực, khí phách và bản lĩnh của bậc hiền triết, sĩ phu. Xưa kia hạc còn được lựa chọn để cúng tiến vua, các họa tiết chim hạc cũng được vẽ trên nhiều đồ vật để dâng lên vua chúa. Không chỉ vậy, trong cuốn Tướng Hạc Kinh hay trong các sách cổ có biết hạc là loài sống lâu năm "Thọ bất khả lượng" (Tuổi thọ không đếm được); tương tự, hình ảnh tổ tiên là nơi linh thiêng, vĩnh hằng nên đồ thờ cúng đòi hỏi phải có sự “trường tồn” như vậy.

Đôi hạc trên bàn thờ thể hiện cho sự trường tồn, sự cao quý, nơi tôm nghiêm.

Phật giáo coi chim hạc là biểu tượng của sự cao quý, cốt cách, cầu chúc tốt lành nên cách bài trí hạc trên bàn thờ phải thật trang nghiêm, là vị trí quan trọng chính của nhà, đền miếu, đình. Hình ảnh miệng chim hạc ngậm cành sen chính là biểu tượng của sự giác ngộ, hướng đến những giá trị sống tốt đẹp.

Rùa được biết đến là 1 trong tứ linh có sức ảnh hưởng quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt. Hình tượng rùa đại diện cho những sự may mắn, tốt lành và đem đến sự thịnh vượng cho đất nước. Hơn nữa, rùa là con vật sống rất lâu, do vậy nó tượng trưng cho sự trường thọ, mạnh khỏe.

Đặc biệt, đôi hạc luôn đi cùng với một lư hương, thường được gọi là bộ tam sự. Mỗi vật phẩm trong bộ tam sự lại có ý nghĩa khác nhau.

Bộ tam sự trên bàn thờ được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như gốm sứ, gỗ hoặc kim loại (đồng là chủ yếu). Trong đó, chất liệu bằng gốm sứ hoặc đồng được mọi người ưa chuộng hơn cả. Bộ tam sự có kích thước đa dạng phù hợp với diện tích bàn thờ và không gian thờ cúng khác nhau.

Ý nghĩa phong thủy của bộ tam sự trong thờ cúng

Trên bàn thờ, bô tam sự tượng trưng cho sợi dây kết nối giữa dương gian với những người đã khuất. Ngoài việc thể hiện nét đẹp tâm linh trong văn hóa thờ cúng, việc chăm sóc cho bàn thờ chu đáo bằng việc bày thêm bộ tam sự cũng có nhiều ý nghĩa. Vậy bộ tam sự mang ý nghĩa gì trong phong thủy?

Đỉnh thờ trong bộ tam sự

Đỉnh thờ có thiết kế họa tiết tinh xảo thường được dùng trong các dịp lễ, Tết, mùng 1, Rằm. Hoặc khi thanh tẩy không gian thờ cúng, đỉnh thờ đều được dùng để đốt trầm. Không chỉ giúp giữ ấm nơi thờ tự mà còn thanh tẩy âm khí, chế hóa sát khí. Nhờ đó, nơi hương hỏa được sạch sẽ, linh thiêng hơn. Mùi thơm của trầm còn giúp tâm trí gia chủ được thư giãn, an yên. Đỉnh thờ trong bộ tam sự có dùng nắp, được trang trí tinh xảo.

Đỉnh thờ được thiết kế có phần bụng phình tròn. Đối xứng hai bên là hình ảnh Song Long Chầu Nguyệt rất tinh xảo, được chạm khắc tỉ mỉ. Phía trên đỉnh thờ là họa tiết hình Nghê. Theo tương truyền, Nghê là linh vật uy nghiêm và có tác dụng hóa sát không kém gì Rồng. Nghê cũng là linh vật được lựa chọn làm các vật phẩm phong thủy có tác dụng trừ tà, hóa sát, bảo vệ nhà cửa.

Chẳng hạn, trước cửa nhà hoặc cửa đình, chùa nhiều nơi cũng đặt linh vật Nghê để trấn giữ.

Theo phong thủy, hạc là biểu tượng cho may mắn, trường thọ và bình an. Hạc đứng trong hàng "nhất phẩm điểu". Bởi linh vật này mang sự thanh tao, cao quý của người quân tử. Cuốn "Tướng hạc kinh" cho rằng, hạc là loài chim "thọ bất khả lượng", nghĩa là sống lâu đến mức không thể tính được tuổi. Hoặc sự trường thọ của hạc được tính bằng "hạc thọ thiên tuế" - hạc sống nghìn năm.

Đôi hạc chầu đỉnh thờ là ngụ ý cho sự trường thọ, quyền quý thanh cao. Không chỉ vậy, hạc chầu có đôi có cặp còn là biểu tượng cho gia đình hạnh phúc, gia đạo êm ấm, sum vầy.

Trong đó, long quy cũng là linh vật tượng trưng cho sự trường thọ, dài lâu. Hạc ngự long quy càng tỏ rõ thêm ý nghĩa ấy.

Những điều cần lưu ý khi mua bộ tam sự

Bộ tam sự là một trong những vật phẩm giàu ý nghĩa tâm linh lẫn phong thủy trên bàn thờ. Đặt bộ tam sự không chỉ là tỏ lòng thành tới Gia tiên có được không gian thờ cúng linh thiêng mà còn giúp cầu an, cầu thọ.

Khi mua bộ tam sự đặt lên bàn thờ, gia chủ cần lưu ý đến một vài vấn đề sau.

Về kích thước, bộ tam sự, ngũ sự hoặc thất sự phù hợp với những loại bàn thờ kích thước lớn hoặc bàn thờ đứng. Bàn thờ nhỏ treo không nên đặt bộ tam sự. Không nên cố chen chúc đặt bộ tam sự lên bàn thờ kích thước nhỏ.

Về chất liệu, bộ tam sự bằng gốm sứ hay bằng đồng cần phụ thuộc vào không gian thờ cúng của gia chủ. Chất liệu bộ tam sự cần đồng nhất với các vật phẩm thờ cúng khác. Chẳng hạn bộ tam sự bằng gốm sứ thì tất cả đồ thờ cúng trên bàn thờ nên chọn đồ gốm sứ. Ngoài ra, gia chủ có thể cân nhắc đến loại chất liệu phù hợp, thuận sinh cho bản mệnh của mình. Hơn nữa, việc kết hợp chất liệu các vật phẩm trên bàn thờ còn cần hòa hợp Ngũ hành. Tuy bộ vật phẩm thờ cúng có thể chọn bằng gốm sứ nhưng bộ tam sự bằng đồng cũng được, điều này phụ thuộc vào sự hài hòa giữa Kim và Thổ.

Về họa tiết thiết kế bộ tam sự cũng cần quan tâm. Mặc dù trên thị trường hiện nay, các mẫu hoa văn, màu sắc thiết kế bộ tam sự đa dạng cho gia chủ lựa chọn. Tuy nhiên, về cơ bản, đỉnh thờ cần đủ đầy đế, chân, bụng, nắp đỉnh, tai mây.

Đỉnh thờ đủ ba chân trụ vững chãi đứng trên đế. Phần bụng đỉnh thờ phình bầu dục cân đối. Ở khu vực này có thể chạm khắc hình ảnh song long chầu nguyệt, hay các dòng chữ đối hướng về sự phúc đức bình an. Trên nắp đỉnh thờ có Nghê bệ vệ, uy nghi. Tai mây hai bên là hình ảnh mao rồng ôm lấy bụng đỉnh thờ hài hòa.

Đôi hạc cũng vậy. Hạc chầu cần dáng thanh thoát, cao quý. Phần mỏ vuốt nhọn mà không được tù túng hoặc chúc đầu xuống. Hạc có thể ngậm hoặc đội lá sen.

Đế nến cũng cần có độ loe nhất định đảm bảo sự vững chãi, không được chỗ cao chỗ thấp, chỗ móp chỗ lồi.

Kích thước của chân nến phụ thuộc vào chiều cao của đỉnh thờ và kích thước bàn thờ.

Cách đặt bộ tam sự trên bàn thờ gia tiên

Bộ tam sự đặt phía sau bát hương, sát với phần tường nhất. Bộ tam sự không được đặt trước bát hương hoặc tự ý đặt theo sở thích.

Bộ tam sự đặt đúng vị trí không chỉ giúp không gian thờ cúng thêm trang nghiêm, hòa hợp mà còn phù trợ cho vận mệnh của gia đình.

Đỉnh thờ được đặt ở chính giữa, lùi sát về phía tường. Hai bên là đôi hạc chầu hoặc đôi chân nến. Bộ tam sự hạc chầu thì hạc quay về chầu hướng đỉnh thờ.

Bộ tam sự cũng cần được lau chùi, dọn dẹp thường xuyên thì gia đạo được thuận hòa, êm ấm.

Không đặt những vật xú uế vào trong đỉnh thờ.

Không dùng đỉnh thờ hoặc đôi hạc bị vỡ, sứt mẻ. Nếu xuất hiện tình trạng trên cần thay bộ tam sự mới.

* Thông tin trong bài mang tính chất tham khảo

Thùy Dương (Theo Thuơng Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới