Lợi ích của chanh với sức khỏe
Nước chanh ngoài tác dụng dinh dưỡng, giải khát giải nhiệt còn có tác dụng an thai, kích thích tiết men tiêu hóa, làm tăng nhu động ruột... Ngoài ra, acid nitric còn có thể kết hợp với Ca++ thành hợp chất hòa tan làm chậm quá trình đông máu, dự phòng bệnh tăng huyết áp và nhồi máu cơ tim. Các hợp chất flavonoid trong chanh có tác dụng kháng viêm.
Dù nhà chật hẹp tới mấy bạn cũng nên trồng cây chanh trong nhà vì có nhiều lợi ích.
Theo giáo sư Đỗ Tất Lợi, các bộ phận của cây chanh đều có giá trị riêng. Cụ thể:
Dịch quả: Tính mát, thông tiểu tiện, có tác dụng chữa bệnh tê thấp, liều dùng 30-120 g/ngày, pha thành nước uống. Nó cũng có thể dùng chữa bệnh scorbut (bệnh do thiếu vitamin C) của trẻ sơ sinh, thậm chí cả người lớn. Ngoài ra, dịch quả chanh còn làm nguyên liệu chế axit xitric thiên nhiên.
Múi: Có thể phối hợp với muối ăn dùng ngậm chữa ho, viêm họng. Sau khi gội đầu, bạn có thể vắt một ít nước chanh quả lên có tác dụng làm trơn tóc.
Lá và ngọn: Lá thường dùng làm gia vị ăn với thịt gà, ốc, nấu nước để xông trị cảm cúm. Lá và búp non chanh giã nát đắp lên rốn trẻ em chữa bí đái, đầy chướng bụng.
Rễ: Dùng chữa ho dưới dạng thuốc sắc, dùng riêng hoặc phối hợp với rễ dâu tằm, ngày dùng 6-12 g.
Tinh dầu quả và lá: Pha nước gội đầu, làm thơm các thuốc phiến, thuộc bột hay thuốc ngậm.
Chanh ướp muối: chanh bóc vỏ, bỏ hột, ướp muối khoảng 12 tiếng. ăn hay ngậm tùy ý. Dùng cho trường hợp sốt nóng, viêm họng, viêm thanh phế quản, đờm đặc, ho khan, khản giọng.
Lưu ý: Người bị loét dạ dày - tá tràng chưa ổn định, đa toan không dùng. Chanh có giá trị dinh dưỡng cao nhưng nên chế biến, hạn chế dùng dạng tươi sống.
Cây chanh là một trong những cây cho quả nhưng có thể trồng trong chậu, rất thích hợp với những ngôi nhà phố.
Lợi ích của chanh trong không gian sống
Cây chanh là một trong những cây cho quả nhưng có thể trồng trong chậu, rất thích hợp với những ngôi nhà phố. Bất cứ nhà nào cũng có thể trồng một chậu chanh nhỏ mà vẫn sai lá sai hoa. Khi chanh ra hoa hương thơm thoang thoảng tạo không gian sự thư thái. Khi chanh đậu quả mang vẻ đẹp lúc lỉu và tài lộc.
Ý nghĩa phong thủy của cây chanh
Chanh mang ý nghĩa phong thủy tốt lành cho gia chủ. Trái chanh tròn lúc lỉu tượng trưng cho sự đông con cháu, tài lộc sum vầy, viên mãn tròn đầy. Cây chanh giúp mang lại vượng khí cho gia đình, con cháu đầy đàn đông đủ hạnh phúc.
Nếu trồng chanh trước cửa, gia chủ nên trồng cây ở hướng Đông Nam - hướng tượng trưng cho sự giàu có, thịnh vượng. Cây càng sai quả, gia chủ càng có lộc.
Chanh nên trồng ở vị trí nào?
Cây chanh là cây ưa sáng nên bạn nên trồng chúng ở ban công, trước nhà, khu vực sân thượng nơi có nhiều ánh sáng. Nếu trồng trong nhà thì trồng ở gần cửa và thường xuyên cho cây tắm nắng để cây ra quả.
Nếu trong nhà xác định trồng chanh ở hướng Đông Nam sẽ giúp mang lại tiền tài và sung túc cho gia chủ vì đây là hướng của sự giàu có, thịnh vượng. Nếu cây càng sai hoa kết trái, càng mang lại nhiều may mắn, đại cát, đại lợi.
Cách trồng chanh
Chanh có thể trồng từ hạt hoặc mua sẵn cây con. Gieo hạt thì chanh lâu lớn và lâu cho quả. Do đó nếu trồng để thu hút tài lộc bạn nên mua cây trưởng thành về trồng để nhanh có hoa, quả. Và lưu ý cách chăm sóc dưới đây để cây chanh của bạn xanh tốt quanh năm:
Ánh sáng: Cây chanh thường ưa nắng, vì vậy bạn nên đặt chậu cây chanh ở vị trí có nhiều ánh sáng và nắng để cung cấp đủ dưỡng chất. Mỗi ngày cây chanh cần 6-8 giờ ánh sáng để sinh trưởng thuận lợi và ra hoa ra quả.
Tưới nước: Khi trồng chanh bạn không cần tưới nước nhiều, vì giống cây này ưa ánh sáng và chỉ cần nước ở mức độ vừa phải. Bạn không nên tưới quá nhiều nước cây sẽ bị thối rễ và kém phát triển.
Cắt tỉa: Nên thường xuyên cắt tỉa để chanh ra chôi mới cành mới thì sẽ sai hoa và sai quả hơn.
Dinh dưỡng: Chanh là cây ăn trái, để cây chanh ra quả đều đẹp bạn cần định kỳ bón phân cho cây. Kết hợp bón phân hữu cơ và phân vô cơ giàu Kẽm (Zn), Mangan (Mn), Sắt (Fe).
Cây chanh là loại cây dễ trồng dễ sống, chỉ là khi thiếu nắng thì cây ít ra quả. Do đó hãy tận dụng ban công, sân thượng, phía trước nhà để trồng.