TIN TỨC » Kiến thức

Đây là loại gỗ đắt nhất thế giới được mệnh danh là 'vàng xanh', Việt Nam sở hữu có chất lượng tốt nhất, giá lên tới 20 tỷ đồng/kg

Thứ sáu, 24/01/2025 14:02

Loại gỗ quý hiếm và đắt nhất trên thế giới này ở Việt Nam có và được giới thượng lưu nước ngoài đổ xô săn lùng.

Có lẽ không còn xa lạ với chúng ta khi nhắc đến Trầm Hương, một loại gỗ đã nổi tiếng khắp thế giới. Trầm Hương luôn được xếp đứng ở vị trí số 1 trong danh sách Top 10 loại gỗ đắt nhất thế giới? Gỗ trầm hương cũng thuộc nhóm 1 trong danh sách các loại cây gỗ quý hiếm ở Việt Nam. Tên khoa học là Aquilaria agallocha Roxb. Trầm Hương, hay còn gọi là dó bầu, được biết đến ở nhiều nước châu Á là một loại cây nhựa thông quý hiếm.

Đặc điểm cây gỗ trầm hương

Cây gỗ trầm hương có thể cao tới 30m, đường kính thân lên đến 80cm. Thân cây thẳng, lớp vỏ ngoài mịn màu nâu xám, trên thân cây có một số rãnh giống như lòng máng. Cành thanh mảnh, cong queo, màu nâu nhạt với các tán lá thưa. Lá đơn, mọc đối có hình bầu dục nhọn, dài 10-20cm và rộng 5-8cm. Mặt trên lá màu xanh lục, mặt dưới màu trắng xám. Hoa nhỏ, màu trắng hoặc vàng nhạt, mọc thành cụm ở nách lá. Quả cây gỗ trầm hương dạng nang, hình cầu và đường kính 2-3cm, có 1 hạt.

Gỗ trầm hương là phần gỗ chứa nhiều nhựa thơm từ thân cây già mục, qua thời gian dài bị nấm mốc dần chuyển hóa mà thành. Trầm hương cần ít nhất 10 năm để hình thành, chất lượng càng tốt khi cây về già. Trầm hương có màu đen hoặc nâu sẫm, có vân gỗ đẹp mắt, có mùi thơm đặc trưng, dịu nhẹ, ngọt ngào và thanh tao. Trầm hương được xếp vào loại gỗ quý hiếm, do đó giá trị của nó rất cao.

Tên gọi ‘gỗ Trầm Hương’ bắt nguồn từ hương thơm đặc trưng, không lẫn vào đâu được. Gỗ Trầm Hương chứa đến hơn 25% tinh dầu, có tác dụng rất tốt cho sức khỏe, thường được chế tác thành tinh dầu, vòng tay, và nhiều sản phẩm khác để tiện mang theo bên mình, bổ trợ sức khỏe. Đặc biệt trầm hương thiên nhiên còn được gọi "gỗ của các vị thần”, "vàng xanh" nhờ vào những công dụng của mình mang lại.

Hiện nay, trên giới có khoảng 25 loài cây dó bầu nhưng chỉ khoảng 15 loài có khả năng tạo trầm hương, trong đó, theo Giáo sư Gishi Honda từ Đại học Tokyo, Nhật Bản, trầm hương Việt Nam có chất lượng tốt nhất thế giới.

Riêng ở nước ta, trầm hương phân bố nhiều tại các khu rừng nhiệt đới, rừng nguyên sinh như Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Nghệ An, Khánh Hòa. Đặc biệt là từ tỉnh Quảng Bình đi vào phía Nam cho đến đảo Phú Quốc.

Có những loại gỗ trầm hương nào?

Để phân loại cây gỗ trầm hương, người ta chủ yếu dựa vào hàm lượng tinh dầu. Có 3 phân loại gỗ trầm hương phổ biến nhất đó là:

Gỗ Kỳ Nam

Đây là loại gỗ trầm hương quý hiếm nhất, được hình thành do sự biến đổi phức tạp của gỗ dó bầu do tác động của vi sinh vật và nấm trong thời gian dài. Hàm lượng tinh dầu trong gỗ Kỳ Nam cao, thường trên 20%. Mùi thơm đặc trưng, ngọt ngào, thanh tao, lưu giữ hương thơm lâu dài. Kỳ nam được chia thành nhiều loại khác nhau, như: kỳ nam bạch, kỳ nam thanh, kỳ nam huỳnh, kỳ nam hắc.

Gỗ Trầm Hương

Là loại gỗ trầm hương phổ biến hơn, được hình thành do sự tích tụ tinh dầu trong gỗ dó bầu sau khi bị thương do côn trùng, vi sinh vật hoặc các yếu tố khác tấn công. Trầm hương có màu nâu vàng, nâu sẫm, hoặc nâu đỏ không mịn bằng Kỳ Nam. Mùi hương trầm hương thơm nhưng không ngọt ngào như Kỳ Nam.

Gỗ trầm hương đỏ.

Gỗ Tốc

Đây là loại gỗ trầm hương có hàm lượng tinh dầu thấp nhất, thường dưới 2%. Mùi hương của trầm tốc không nồng như trầm hương, nhưng vẫn có hương thơm dịu nhẹ và thanh mát. Trầm tốc thường được dùng để làm thuốc và xông nhà.

Vài thế kỷ đã trôi qua, đến nay trầm hương vẫn là một trong những loại gỗ đắt nhất thế giới. Giá gỗ trầm hương dao động rất rộng, từ vài chục nghìn đồng đến vài tỷ đồng mỗi kilogram, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: phân loại, nguồn gốc xuất xứ, hình dáng, độ tuổi, màu sắc,... Dưới đây là bảng giá tham khảo của các loại gỗ trầm hương hiện nay:

Tuy nhiên, do khai thác không bền vững, tất cả các loại cây dó bầu hiện được phân loại vào danh mục cực kỳ nguy cấp. Các chuyên gia ước tính số lượng cây dó bầu đã giảm 80% trong 150 năm qua.

Hoàng Anh (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới