TIN TỨC » Kiến thức

Đi viếng đám tang cần kiêng kị gì?

Thứ hai, 25/07/2016 13:14

Đi viếng đám tang (đám ma) cần kiêng kị như: mặc đồ lòe loẹt, phụ nữ có thai, người bị chó dại cắn, cơ thể yếu, người già, trẻ nhỏ... cần tránh.

Đi viếng đám tang cần kiêng kị gì?

1. Không mặc lòe loẹt và cười nói ầm ĩ

Người đi viếng đám tang chỉ mặc đồ đen trắng, tránh ăn mặc lố lăng, lòe loẹt, hở hang, trang điểm nhiều, tô son đỏ, không cười nói quá lớn, nô đùa gây ầm ĩ.

2. Người cao tuổi, phụ nữ có thai và người bị chó dại cắn kiêng đi viếng đám tang

Người mới mất luôn lạnh hơn so với nhiệt của người bình thường cũng như môi trường xung quanh. Vì vậy, người ta thường kiêng không cho các bậc cao lão, phụ nữ có thai và trẻ nhỏ đến dự lễ khâm niệm, an táng và cải táng vì sợ sẽ bị nhiễm phải hơi lạnh mà ốm.

Nếu có cụ già, trẻ nhỏ hay phụ nữ mang thai ở gần gia đình có tang, người ta thường đặt ở cửa ra vào một lò than đốt vỏ bưởi và quả bồ kết để trừ uế khí.

Những người bị chó dại cắn cũng phải tuyệt đối cách ly đám tang vì khi nhiễm phải hơi lạnh sẽ lên cơn dại mà chết.

3. Không nên bật nhạc điện thoại chuông to khi đi viếng đám tang

Trong buổi tang lễ, ngoài việc người ta thường kiêng bật ti vi, loa đài ồn ã nếu có đám cưới bên cạnh, thì người đi viếng cũng lưu ý để chế độ điện thoại nhỏ để tránh trường hợp có người gọi tới chuông reo to, hoặc có nhạc vui nhộn tạo hình ảnh không hay.

4. Ai không nên đi viếng đám tang?

Người cao tuổi, phụ nữ có thai, trẻ em hoặc những ai bị chó dại cắn kiêng dự lễ khâm liệm, an táng và cải táng vì có thể bị nhiễm hơi lạnh từ thi thể người mất mà ốm bệnh. Những nhà có người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai sống gần nhà gia đình có tang thì phải đặt lò than đốt vỏ bưởi và bồ kết để trừ uế khí.

5. Nếu đi viếng đám tang, lỡ người quá cố ấy có xinh gái hay đẹp trai thì không được khen.

6. Đừng bao giờ thề thốt hay hứa hẹn với người đã chết rồi không làm.

7. Khi ra đường gặp đám tang nên làm những gì?

Nếu gặp đám tang ngược chiều, không ai bảo ai, dù vội đến đâu cũng đều xuống xe, kể cả người đi xe máy, xích lô đều ngả mũ nón, dắt bộ qua đám tang rồi mới lên xe. Ô tô thì chậm lại, không bóp còi.

Nếu đi cùng chiều, không tiện xuống xe thì đi chậm lại và ngả mũ.

Thân nhân đi tiễn đưa đều tự giác đi có hàng lối, trật tự. Lái xe đám tang ăn mặc theo lễ phục, tác phong cử chỉ rất nghiêm trang.

8. Vái khi đi viếng đám tang

Khi nhà nào đó có người qua đời thì người ta chỉ đi viếng (còn gọi là đi đám tang) sau khi đã nhập liệm (đã liệm người quá cố vào trong quan tài). Lúc đó mới có chuyện vái lạy.

Quan niệm về lạy khi dự đám tang cũng có nguyên tắc của nó. Khi người quá cố còn đó (dù đã liệm trong quan tài) thì vẫn được xem như người còn sống nên để lạy đúng thì chỉ LẠY 2 lạy (và vái 2 vái). Một số gia đình có để bàn thờ Phật trước hương án có di ảnh người quá cố thì người đi đám lạy bàn thờ Phật 3 lạy (và 2 vái), sau đó lạy trước bàn hương án có di ảnh người quá cố 2 lạy (như lạy người sống). Nếu khi đến thắp hương cho người quá cố (đã được an táng rồi) thì lại lạy 4 lạy (và vái 3 vái).

Trong trường hợp người quá cố còn để trong quan tài tại nhà, người đến phúng điếu, nếu là vai trên của người quá cố như các bậc cao niên, hay những người vào hàng cha, anh, chị, chú, bác, cô, dì, v. v., của người quá cố, thì chỉ đứng để vái 2 vái mà thôi. Khi quan tài đã được hạ huyệt, tức là sau khi chôn rồi, người ta vái người quá cố 4 vái.

9. Sau khi đi viếng đám tang về thì bạn nên làm một số việc sau đây:

– Đặt sẵn ở cửa ra vào một lò than đốt vỏ bưởi và quả bồ kết để trừ uế khí. Xét về tính năng, hơi nóng của than và mùi khói bưởi, bồ kết có thể hỗ trợ sát khuẩn môi trường, giúp thân nhiệt người đến dự đám tang ổn định, khả năng nhiễm khuẩn vì vậy ít đi.

-Nhiều người cũng hay ngậm gừng sống, uống rượu tỏi, nước lá nhót… trước và sau khi đến lễ tang. Cách này cũng tốt cho sức khoẻ vì những thực phẩm đó có nhiều dược tính tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, làm giảm khí lạnh trong người.

– Nhiều người khi đi đám ma thường bỏ vài nhánh tỏi vào trong túi. Quan điểm dân gian giải thích là “ma” thường rất kị với mùi tỏi. Nhưng dưới góc nhìn của các nhà khoa học thì tỏi có tính sát trùng, bảo vệ cơ thể. -Nhiều người trước khi đi đám cũng thường hay bôi dầu lên cơ thể. Dầu có tác dụng làm nóng cơ thể, giúp bảo vệ khỏi vi khuẩn phát tán trong không khí.

- Khi đi dự đám tang về nên hơ người bằng lửa ấm, thay quần áo và hạn chế tiếp xúc với trẻ nhỏ.

Như vậy là bạn đã biết Sau khi đi đám ma về nên làm gì để rũ bỏ âm khí rồi. Ngoài ra bạn cũng nên tham khảo thêm về số tuổi, cung mệnh như thế nào, nếu thấy không thích thích hợp thì bạn không nên đi đám ma, hoặc đi như tránh những nơi có khí lạnh quá nhiều.

10. Biện pháp tránh nhiễm hơi lạnh khi đi viếng đám tang

Nếu vì hoàn cảnh nhất thiết phải có mặt, bạn có thể tham khảo một số biện pháp dân gian dùng đểbảo vệ sức khỏe, tránh nhiễm hơi lạnh người chết khi đi đám ma sau:

- Uống rượu tỏi...

- Uống nước lá nhót...

- Ngậm gừng sống được cho là 3 trong nhiều cách giữ ấm cơ thể, tăng cường sức đề kháng với "hơi lạnh" ở đám ma.

- Nhiều người khi đi đám ma thường bỏ vài nhánh tỏi vào trong túi. Quan điểm dân gian giải thích là "ma" thường rất kị với mùi tỏi. Nhưng dưới góc nhìn của các nhà khoa học thì tỏi có tính sát trùng, bảo vệ cơ thể.

- Bôi dầu lên cơ thể. Dầu có tác dụng làm nóng cơ thể, giúp bảo vệ khỏi vi khuẩn phát tán trong không khí.

- Một số nơi đặt sẵn ở cửa ra vào một lò than đốt vỏ bưởi và quả bồ kết để trừ uế khí. Xét về tính năng, hơi nóng của than và mùi khói bưởi, bồ kết có thể hỗ trợ sát khuẩn môi trường, giúp thân nhiệt người đến dự đám tang ổn định, khả năng nhiễm khuẩn vì vậy ít đi.

VD (TH) (Theo Giadinhvietnam.com)