TIN TỨC » Kiến thức

Địa phương duy nhất nước ta không có thị trấn?

Thứ sáu, 02/08/2024 14:13

Đây chính là địa phương duy nhất trên cả nước không có thị trấn. Hôm nay, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về địa danh này nhé!

Đà Nẵng hiện có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 6 quận: Hải Châu, Cẩm Lệ, Thanh Khê, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà và 2 huyện Hòa Vang, huyện đảo Hoàng Sa. Đà Nẵng là địa phương duy nhất trên cả nước không có thị trấn.

Theo quyết định phê duyệt quy hoạch TP Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, huyện Hòa Vang sẽ sớm đạt tiêu chí đô thị loại IV, đủ điều kiện trở thành thị xã trực thuộc TP Đà Nẵng. Trung tâm hành chính thị xã Hòa Vang dự kiến đặt tại xã Hòa Phong.

Đà Nẵng là thành phố lớn thứ 4 ở Việt Nam sau Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Hải Phòng về đô thị hóa và phát triển kinh tế - xã hội. Nằm trên bờ Biển Đông có cửa sông Hàn, Đà Nẵng là một trong những thành phố cảng có vị trí chiến lược của miền Trung Việt Nam và là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương.

Thành phố Đà Nẵng nằm ở miền Trung Việt Nam với khoảng cách gần như chia đều giữa thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đà Nẵng còn là trung tâm của 3 di sản văn hóa thế giới là Cố đô Huế, phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn. Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, Đông giáp Biển Đông. Đà Nẵng nằm ở trung độ đất nước, trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không và điểm cuối của Hành lang Kinh tế Đông Tây trải dài từ Việt Nam, Lào, Thái Lan và Burma (Myanmar).

Đà Nẵng, nằm ở trung tâm địa lý của Việt Nam, là một trong 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam và là kinh tế xã hội lớn của miền Trung Việt Nam. Tính đến năm 2019, thành phố Đà Nẵng có tổng dân số 1.134.310 người, trở thành thành phố lớn nhất miền Trung và lớn thứ 4 trong cả nước.

Đà Nẵng giáp với tỉnh Thừa Thiên Huế ở phía Bắc và phía Nam giáp với tỉnh Quảng Nam, tiếp đó là Quảng Ngãi. Cùng với nhau, bốn tỉnh - thành phố này tạo thành vùng Đà Nẵng mở rộng với tổng dân số khoảng 5,8 triệu người.

Ngoài ra, Đà Nẵng còn là trung điểm của 3 di sản văn hoá thế giới nổi tiếng là Cố đô Huế, Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn. Trong phạm vi khu vực và quốc tế, Đà Nẵng là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma thông qua Hành lang kinh tế Đông Tây (EWEC) với điểm kết thúc là Cảng Tiên Sa. Nằm trên một trong những tuyến đường biển và đường hàng không quốc tế trọng yếu, thành phố Đà Nẵng có một vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi cho việc phát triển sôi động và bền vững.

Đà Nẵng có vị trí là nơi giao thoa, chuyển tiếp giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam Việt Nam, nhưng có thiên về khí hậu nhiệt đới của phía Nam nhiều hơn. Trong một năm chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa.

Với khoảng cách gần như chia đều giữa thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng còn là trung tâm của 3 Di sản văn hóa thế giới là Cố đô Huế, phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn. Với vị trí chiến lược của mình, Đà Nẵng như một trung tâm phong cách sống quốc tế và trung tâm dịch vụ cho miền Trung Việt Nam và khu vực Đông Dương.

Tạp chí Lonely Planet từng giới thiệu Đà Nẵng là một trong những đô thị thú vị nhất Việt Nam. Thành phố này được trao tặng loạt giải thưởng danh giá về du lịch như Điểm đến sự kiện lễ hội hàng đầu châu Á (WTA bình chọn); Top 10 điểm đến năm 2020 của Google; Top 21 điểm đến được yêu thích nhất châu Á năm 2022 của Tripadvisor,…

Năm 2018, Đà Nẵng còn xuất sắc vượt qua nhiều ứng viên để trở thành 1 trong 10 địa chỉ đáng sống nhất thế giới do Tạp chí Du lịch Live and Invest Overseas bình chọn.

Hoàng Lê (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới