TIN TỨC » Kiến thức

Địa phương nào ít mưa nhất cả nước?

Thứ hai, 03/06/2024 13:21

Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nhưng đây lại là nơi khô hạn với lượng mưa ít nhất cả nước, với chỉ khoảng 700-800 mm một năm.

Ninh Thuận là tỉnh khô hạn với lượng mưa trung bình hàng năm ít nhất cả nước, khoảng 700-800 mm. Mùa khô tại đây kéo dài 9/12 tháng trong năm. Những năm qua, tỉnh đã có nhiều nỗ lực nhằm thoát khỏi khô hạn bằng cả giải pháp công trình, phi công trình, sử dụng tiết kiệm nước... Tuy nhiên, do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino nên từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh này hầu như không mưa, ngày nắng kéo dài.

Ninh Thuận là tỉnh cuối cùng của dãy Trường Sơn. Với những ngon núi đâm ra biển với độ cao từ 200-1500m. Khu vực tiếp giáp 3 mặt núi cao hiểm trở dốc đứng với một mặt biển sâu thẳm.

Nguyên nhân chính là do tính khắc nghiệt của địa hình tỉnh Ninh Thuận. Bốn bề vây quanh bởi núi non kéo dài ra tận biển khiến vùng đất này như lọt thỏm bên trong một hình cung khép kín. Do đó, các loại gió mùa không thể tác động giúp đem lượng hơi ẩm từ đại dương vào đất liền gây mưa.

Hơn nữa, bờ biển Ninh Thuận chạy đúng theo hướng gió tây nam nên ít nhận ảnh hưởng của loại gió gây mưa vào mùa hạ này, trong khi gió mùa đông bắc không đủ mạnh khi về đến cực Nam Trung Bộ.

Ngược lại, Ninh Thuận lại chịu tác động của hiệu ứng phơn, gần giống như hiện tượng gió lào ở các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ. Gió tây nam mang hơi ẩm gây mưa ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, khi vượt qua những quả núi đến Ninh Thuận thì chuyển sang khô nóng.

Sự khắc nghiệt khí hậu ở Ninh Thuận.

Đặc biệt, hiện tượng nước trồi diễn ra từ vùng biển Ninh Thuận đến bắc Bình Thuận tạo nên sự khác biệt cho khí hậu nơi đây. Hiện tượng nước trồi xảy ra ở những nơi có đường bờ biển song song với hướng gió, thềm lục địa có độ dốc thích hợp, tồn tại của hệ dòng chảy lạnh ven bờ theo hướng Bắc - Nam và chịu ảnh hưởng ổn định về cường độ và hướng của gió mùa tây nam.

Khi đó, gió sẽ làm cho tầng mặt nước biển đang có nhiệt độ cao và độ muối thấp ở vùng ven bờ bị đẩy ra xa. Đồng thời, nước có nhiệt độ thấp và độ mặn cao từ các tầng sâu sẽ theo sườn dốc trồi lên vào các vùng ven bờ bù vào phần nước đã mất.

Tháng 6 đến tháng 8 là thời kỳ gió mùa tây nam hoạt động mạnh, nên hiện tượng nước trồi nơi đây cũng diễn ra mạnh mẽ nhất. Khí quyển vùng này không thể kết tụ hơi nước để làm mưa do mặt nước luôn mặn và lạnh khiến nước khó bốc hơi.

Sự khắc nghiệt khí hậu Ninh Thuận tạo nên kỳ tích

Kỳ tích của Ninh Thuận chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt đó chính là trái cây. Đặc biệt là Nho và Thanh Long. Đây là hai loại trái cây tạo nên thương hiệu cũng như du lịch trải nghiệm nơi đây. Nức tiếng gần xa với trái cây đất cằn tạo nên những trái mọng.

Đặc sản nho Ninh Thuận.

Đồng thời, độ mặn cao của nước biển giúp tỉnh là một trong những địa phương sản xuất muối lớn và chất lượng nhất cả nước với thương hiệu muối Cà Ná vang danh bốn phương.

Bên cạnh du lịch trải nghiệm, Ninh Thuận còn nức tiếng với khu du lịch Chăm Pa, tháp Tràm. Với nhiều công trình kiến trúc cổ kính đã và đang thu hút lượng khách về nơi đây. Vừa hòa mình thiên nhiên, vừa thắng cảnh đẹp và giải lao sau những ngày mệt mỏi.

Tháp Chàm Ninh Thuận - vẻ đẹp kiến trúc biểu tượng của người Chăm.

Hoàng Khuông (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới