TIN TỨC » Kiến thức

Điều gì khiến mì ăn liền gây hại cho sức khỏe? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến tất cả phải bất ngờ

Thứ năm, 30/05/2019 06:40

Mì tôm là một món ăn rất phổ biến trong mọi gia đình đặc biệt là món khoái khẩu của sinh viên.

Mọi người thường nghĩ rằng mì ăn liền chứa chất bảo quản, nhưng trên thực tế điều này là hoàn toàn sai lầm. Bản thân mì gói là an toàn nhưng để tiết kiệm chi phí, nhiều hãng mì trong quá trình chiên dầu đã cho thêm BHT (chất ổn định để ngăn chặn quá trình axit hóa của thực phẩm) và đây chính là thủ phạm gây bệnh ung thư, gan phình to, bất thường nhiễm sắc thể và giảm khả năng sinh sản.

Mì tôm là một món ăn rất phổ biến trong mọi gia đình đặc biệt là món khoái khẩu của sinh viên.

Gói gia vị trong mì ăn liền thường có gói gia vị muối và một gói dầu. Thông thường chúng chứa muối, bột ngọt và các chất ô xy hóa, nếu ăn nhiều sẽ gây tác động lên gan. Nhiều muối sẽ khiến giữ nước trong cơ thể đây là nguyên nhân của bệnh huyết áp cao, tăng gánh nặng cho tim và thận.

Sau khi nghiên cứu khẳng định rằng các gói gia vị của mì ăn liền để đi qua tiệt trùng ở nhiệt độ cao, đóng gói chân không, nên việc có chất dinh dưỡng trong đó là điều “không tưởng”. Trái lại các gói gia vị chứa nhiều calo, giúp bạn no nhưng không cung cấp năng lượng, khoáng chất hay các loại vitamin cho cơ thể giống như những lời quảng cáo.

Hương thơm đặc trưng cho sản phẩm mì thì rất dễ tạo ra, người ta sẽ bổ sung hương liệu có thể là tinh dầu tự nhiên hoặc thường là hương liệu tổng hợp đặc trưng cho từng sản phẩm. Các hương liệu này có cường độ hương rất cao, do có nồng độ cao và thường được bổ sung trong gói dầu gia vị của gói mì, thậm chí có thể là hương liệu dạng bột phối trộn trong gói bột gia vị.

Trung bình một gói mì tôm sử dụng hơn 40 loại phụ gia thực phẩm khác nhau bao gồm: dầu thực vật, chất điều vị, butylated hydroxy hydroxyanisole (BHA), butylated hydroxy-toluene (BHT) hay tertiarybutyl hydroquinone (TBHQ)... và đây mới chính là thủ phạm “gây bệnh” trong mỳ tôm. Để bảo vệ sức khỏe khi ăn mỳ bạn nên hạn chế sử dụng các gói mỡ hoặc gói gia vị.

Một lưu ý quan trọng nữa chính là những hộp mì ăn liền, thay vì phải dùng đến bát thì mọi người thường sử dụng luôn chiếc hộp và cho nước sôi vào chế biến mì mà không biết rằng nó rất nguy hiểm. Một nhà nghiên cứu người Nhật đã làm một nghiên cứu và chỉ ra rằng chất styrene khi cho nước sôi vào cốc ăn liền là 0,015mg trong khi cơ thể con người chỉ cho phép nạp vào 0,001mg styrene mỗi ngày.

Nếu bạn vẫn bắt buộc phải sử dụng mì ăn liền thì hãy áp dụng phương pháp chế biến lành mạnh hơn, cho dù chế biến theo cách nào bạn cũng theo loại bỏ lượt nước sôi đầu tiên đi để giảm bớt hàm lượng chất BHT, nếu có thể hãy thêm trứng hoặc một chút rau vào để cải thiện dinh dưỡng.

Mì ăn liền càng ngon, càng nhiều gia vị thì càng "độc", và theo nghiên cứu chỉ ra rằng những chất "độc" đó bạn phải mất tới 32 ngày để đào thải và khiến cơ thể trở lại bình thường.

Hạ Tú (Theo Nld.com.vn)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới