Toàn bộ quá trình của "Tây Du Ký" thực chất được ví là giai đoạn từ thành lập công ty khởi nghiệp đến phát triển thành công sản phẩm "kinh Phật" một dịch vụ có thể cứu độ tất cả chúng sinh. Giá trị của sản phẩm là giúp nhiều người có niềm tin và sống tốt hơn, kỷ luật bản thân để tạo nên niềm hạnh phúc nội tâm.
"Tây Du Ký" chứa đựng những bài học quý giá cho doanh nghiệp khởi nghiệp và lãnh đạo hiện đại.
Đường Tăng, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới và Sa Tăng – mỗi nhân vật đều đại diện cho một vai trò quan trọng trong doanh nghiệp, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cách thức lãnh đạo, thực thi mục tiêu và quản lý nhân tài. Nói cách khác, thông qua hành trình thỉnh kinh và vượt qua mọi khó khăn của thầy trò Đường Tăng của "Tây Du Ký" có thể mang đến cho các chủ doanh nghiệp những bài học gì quý báu trong việc quản trị nhân sự và vận hành.
Đường Tăng như là một người sáng lập doanh nghiệp điển hình. Người này có lý tưởng lớn lao, kiên định và kiên trì. Thậm chí ông không phải là người thực tế và dễ hòa đồng. Ông sinh ra trong lĩnh vực bán hàng. Trong giai đoạn nghiên cứu và phát triển sản phẩm, ông luôn thích quảng bá các sản phẩm tương lai của mình. Khả năng kỹ thuật của người này khá yếu. Giống như một người muốn tạo một ứng dụng nhưng không thể lập trình nếu không có sự hỗ trợ kỹ thuật của nhóm, sẽ không thể tiến lên. Tương tự như Steve Jobs - cựu tổng giám đốc điều hành của Apple, người cũng xuất thân từ lĩnh vực bán hàng, ông là một người theo chủ nghĩa lý tưởng hoang tưởng với kỹ năng kỹ thuật tương đối yếu, nhưng ông đã gặp được kỹ sư Steve Wozniak. Đường Tăng cũng tình cờ gặp được Tôn Ngộ Không, át chủ bài của đội mình và cuối cùng đã phát triển thành công sản phẩm.
Sẽ thật tuyệt nếu một nhà sáng lập có siêu năng lực kỹ thuật như Iron Man Musk và tài năng như Mark Zuckerberg, nhưng dù kỹ thuật viên có xuất sắc đến đâu thì cũng có những lĩnh vực họ không giỏi và đòi hỏi sự phân chia và hợp tác nhóm, đặc biệt là về ngành công nghệ. Đường Tăng thể hiện rất tốt trong quá trình xây dựng đội nhóm, cụ thể như sau:
Lên kế hoạch và đặt mục tiêu chiến lược lớn
Đường Tăng là nhân vật quan trọng nhất trong hành trình thỉnh kinh. Dù không có sức mạnh chiến đấu hay phép thuật, ông vẫn được coi là người lãnh đạo. Tại sao? Vì Đường Tăng chính là người đặt ra mục tiêu và định hướng chiến lược cho toàn bộ nhóm. Vai trò của ông giống như chủ tịch hội đồng quản trị trong một doanh nghiệp – người không trực tiếp tham gia vào các hoạt động hàng ngày nhưng lại có trách nhiệm xác định sứ mệnh và tầm nhìn.
Đường Tăng như là một người lãnh đạo doanh nghiệp, luôn có niềm tin, sự phân công công việc hợp lý và định hướng đúng để đạt được mục tiêu.
Không có Đường Tăng, sẽ không có hành trình thỉnh kinh. Ngay cả khi gặp nguy hiểm hay phải đối mặt với kiếp nạn, Đường Tăng vẫn không từ bỏ mục tiêu. Đây chính là hình ảnh đại diện cho những nhà lãnh đạo doanh nghiệp, những người có tầm nhìn rõ ràng và biết cách điều phối nhân tài để hiện thực hóa những tham vọng lớn lao.
Sự phân công lao động rõ ràng
Tôn Ngộ Không – nhân vật mà ai cũng yêu mến, là người gánh vác mọi trọng trách thực thi trong hành trình thỉnh kinh. Với sức mạnh phi thường và trí tuệ, Ngộ Không chính là giám đốc điều hành (CEO), người trực tiếp biến tầm nhìn của Đường Tăng thành hiện thực. Anh ta đối đầu với kẻ thù, giải quyết mọi vấn đề phát sinh trên đường đi, nhưng đôi khi cũng tỏ ra bất tuân khi gặp điều bất lợi. Ngộ Không là hình ảnh đại diện cho những người lãnh đạo có năng lực, nhưng cũng có thể trở nên khó kiểm soát nếu không có sự giám sát chặt chẽ từ phía ban quản trị. Đây là lý do tại sao Đường Tăng phải sử dụng vòng Kim Cô để kiểm soát Ngộ Không – một bài học về việc kiểm soát quyền lực trong doanh nghiệp. Dù người điều hành có xuất sắc đến đâu, họ vẫn cần có giới hạn để đảm bảo không vượt quá ranh giới, gây ra những thiệt hại không đáng có.
Trư Bát Giới – là nhân vật mang đến nhiều màu sắc hài hước và thư giãn cho hành trình thỉnh kinh. Nhưng ẩn sau đó, vai trò của Bát Giới không chỉ đơn giản là trợ giúp hay khuấy động không khí. Trong một doanh nghiệp, Trư Bát Giới đại diện cho những người biết khuấy động phong trào, những người có thể kêu gọi sự chú ý và truyền động lực cho nhóm, tạo sự gắn kết trong một tập thể. Dù đôi khi lười biếng và ham muốn vật chất, Bát Giới vẫn có vai trò quan trọng trong việc duy trì tinh thần đồng đội. Đây là bài học cho các doanh nghiệp: Không chỉ cần những người giỏi chuyên môn, mà còn cần những người biết tạo ra sự kết nối, giúp xây dựng một môi trường làm việc tích cực và đầy năng lượng.
Sa Tăng - nhân vật có ngoại hình bình thường nhất, có nhiệm vụ giữ hành lý cho nhóm, nhân từ, tính tình ngay thẳng, cư xử ôn hòa thận trọng, phù hợp về làm tài chính, nhân sự.
Đội ngũ được sắp xếp hợp lý phù hợp với ưu điểm mỗi người
Chỉ tuyển dụng một số ít người, tuân theo lý thuyết quản lý và giữ tổ chức càng tránh cồng kềnh càng tốt. Nhóm làm việc rất hiệu quả và thể hiện đầy đủ văn hóa “chặt” trong đội ngũ doanh nhân. Dù ít người nhưng biết phát huy tận dụng tối đã thế mạnh của mỗi người sẽ đem lại hiệu quả công việc tốt nhất, giúp doanh nghiệm vận hành tốt, không bị chồng chéo.
Xem lại bộ phim "Tây Du Ký" đều có thể tìm thấy những bài học sâu sắc để quản lý doanh nghiệp, từ việc xây dựng đội ngũ, định hướng chiến lược, đến cách kiểm soát và phát huy tối đa tiềm năng của nhân tài.
Hiểu phần thưởng và hình phạt của nhóm
Đường Tăng may quần áo cho Tôn Ngộ Không và những đệ tử khác. Ông chủ động thay các đồ đề để ra mặt xin cơm chay và xin tá túc nghỉ qua đêm mỗi khi tới nhà dân hoặc chùa, hành động khuyến khích vật chất cơ bản và luôn để lại đồ ăn thức uống ngon cho cả đội. Nhưng Đường Tăng sẽ không bao giờ khoan dung cho các đệ tử khi mắc sai lầm, thậm chí đôi khi còn mạnh dạn loại bỏ những người không phù hợp với giá trị của tập thể dù là có năng lực như Tôn Ngộ Không.
Nhiều người cho rằng con Tôn Ngộ Không là linh hồn của đội, nhưng thực tế, linh hồn chỉ có thể là Đường Tăng. Tôn Ngộ Không là người có kỹ thuật mạnh mẽ nhưng thiếu khả năng định hướng nên cuối cùng đội khỉ ở Hoa Quả Sơn do hắn thành lập cũng không thể đi đến đâu. Là người tài giỏi nhưng Tôn Ngộ Không vẫn cần một ai đó định hướng. Chỉ khi có người chỉ dẫn Tôn Ngộ Không đi đúng hướng, hắn mới có thể phát huy tối đa giá trị của mình.
Mặt khác, Đường Tăng có vẻ tầm thường về mọi mặt, nhưng ông là một nhà sáng lập xuất sắc với những lý tưởng lớn lao và niềm tin vững chắc. Ông rất chú trọng đến việc nuôi dưỡng văn hóa nhóm, không cho phép các thành viên theo tàn ác. Là một người xây dựng nhóm bẩm sinh và là bậc thầy tiếp thị, ông thường đọc kinh và giảng giải cho đệ tử của mình nghe. Đây cũng như một lãnh đạo giải thích các khái niệm kinh doanh và khái niệm sản phẩm cũng như chiến lượng lẫn mục tiêu phát triển cho nhân viên và khách hàng tiềm năng. Rõ ràng, việc làm này có thể sẽ là phương pháp tốt để thúc đẩy tinh thần của mọi người trong những giai đoạn khó khăn.
Tuy nhiên, một số điều từ Đường Tăng không phải là điều mà doanh nhân nào cũng có thể học được. Ví dụ, ông sinh ra vốn đã là người được chọn làm lãnh đạo, là Kim Thiền Tử - đệ tử của Phật Như Lai chuyển kiếp và có danh hiệu nhà sư lỗi lạc của nhà Đường trước khi khởi nghiệp. Với nguồn lực mạng lưới bẩm sinh của mình, hoàng đế nhà Đường đã mượn các nguồn lực truyền thông để tạo đà cho Đường Tăng và cung cấp cho ông vốn khởi nghiệp: ngựa, quần áo, đồ khô, bát vàng... Điều quý giá nhất là Quan Thế Âm là người cố vấn, ngoài việc cung cấp những vật liệu phong phú như áo cà sa, gậy tích trượng và ngựa thần bạch mã, lại có sự chỉ điểm về nhân sự là 3 đồ đệ đều tài giỏi và có thực lực. Ngoài ra, Quan Thế Âm cũng là người nhiều lần ra mặt giúp đỡ những lúc cả nhóm gặp nạn. Quan Thế Âm như một thế lực khổng lồ về vốn, ngoài việc liên tục tự mình bơm vốn cho doanh nghiệp mà còn chủ động kết nối với nhiều doanh nghiệp khác.
Ngay cả Tôn Ngộ Không, một trong những thành viên chủ chốt, cũng có nhiều nguồn lực nhờ những mối quan hệ và danh tiếng trong ngành. Anh ấy đã giúp đỡ đội vào những thời điểm quan trọng bằng cách tìm kiếm thần tiên, Long Vương, Quan Âm và Như Lai. Đây là những điều lợi thế mà các doanh nhân bình thường không thể không ghen tị.
Điều duy nhất mà các doanh nhân có thể học được là khả năng có được từ Đường Tăng. Ví dụ, sự hiểu biết sâu sắc về thị trường, sự tập trung vào sản phẩm và thậm chí cả khả năng “truyền giáo” của ông. Tất cả những kinh nghiệm này đều đến từ suy nghĩ sâu sắc của ông về đội ngũ và sản phẩm, mục tiêu của mình. Việc hiểu biết thị trường ở một mức độ nhất định, điều này có thể giúp người lãnh đạo kết bạn với những người cùng chí hướng và có thể tìm kiếm đối tác.
Đối với bất kỳ nhà sáng lập công ty khởi nghiệp nào, hai điều quan trọng nhất là tuyển dụng và sản phẩm, Đường Tăng đã làm điều này đến mức tối đa, bao gồm phân công lao động giữa các thành viên trong nhóm, thiết kế cơ cấu, hệ thống khen thưởng và trừng phạt cũng như bố trí những người xuất sắc vào đúng vị trí. Chú ý đến năng lực, chú ý đến bầu không khí làm việc và xây dựng văn hóa, dám đưa ra quyết định, không bao giờ tuân theo nguyên tắc ưu tiên người nhà, tạo kỷ luật và luôn duy trì mục tiêu.
- Tag
- Tây du ký