Trong văn hóa Trung Quốc, nói tới cuộc sống cơm áo gạo tiền thường nhật, người ta dùng củi, gạo, dầu, muối, tương, giấm và trà làm đại diện. Một chữ “muối” cũng đủ để đại diện cho mùi vị của cuộc sống, giống như từ xưa tới nay, cuộc sống của con người không thể không có muối. Nếu như không có muối, cho dù là một món sơn hào hải vị cũng sẽ trở nên nhạt nhẽo, mất đi mùi vị thơm ngon.
Dùng nước muối rửa hoa quả, dùng nước muối khử khuẩn, người già thường hay nói: “Cá không ăn muối cá ươn”, có thể thấy tầm quan trọng của muối trong đời sống. Muối thậm chí đã thâm nhập vào mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Vậy muối đóng vai trò quan trọng trong đời sống của con người đến vậy, tại sao con người bắt buộc phải ăn muối? Động vật hoang dã không cần phải ăn muối sao?
Đầu tiên cần phải giải thích một điều mà mọi người hay hiểu lầm, nếu như động vật không ăn muối, vậy chẳng phải là động vật có vú coi muối như thuốc độ sao? Thế nhưng, điều mà bạn tưởng chỉ là bạn tưởng vậy mà thôi, trên thực tế, động vật cũng cần ăn muối, chẳng qua là chúng không thích ăn muối nhiều như con người. Giống như con người thiếu nước thì sẽ khát, động vật không có muối cũng sẽ rơi vào hoàn cảnh khốn cùng.
Từ rất lâu về trước đã có một chương trình khoa học kể rằng, một ông già cao tuổi có kinh nghiệm phong phú trong việc chăn thả động vật đã chăn rất nhiều bò. Thịt bò từ những con bò do ông chăn không những có mùi vị tươi ngon mà còn không cần trông nom chăm sóc quá nhiều, chỉ cần thả chúng ở trên núi sinh hoạt tự do ăn cỏ, thậm chí còn không hề xuất hiện tình trạng bò mất tích “bỏ nhà ra đi”.
Bí quyết kiểm soát chính của ông chính là muối. Ban đầu, cứ đến một thời gian cố định trong năm thì sẽ đưa về cho ăn muối, lâu dần do bò cần bổ sung các nguyên tố vi lượng cho cơ thể nên đã học cách tự quay về ăn muối, chúng thậm chí còn nhớ đường về. Đây chính là nguyên nhân mà ông lão thả rông bò nhưng lại không bị mất bò.
Đương nhiên, ngoài ra thì động vật hoang dã cũng cần phải nạp muối. Khỉ thường xuyên bới lông của nhau để tìm đồ và cho vào miệng, bạn tưởng rằng chúng bắt chấy cho nhau ư? Thực ra chúng không hề đoàn kết tương thân tương ái như vậy, bình thường chúng chỉ đang tìm những hạt muối bên trong bộ lông của nhau để ăn mà thôi. Những hạt muối trên lông của chúng giống như những viên bổ sung natri thần thánh vậy. Cách nạp muối của khỉ trong thế giới động vật cũng đã được coi là sạch sẽ, vệ sinh rồi, thậm chí còn có những loài động vật hoang dã đã phải học đủ mọi “tuyệt chiêu” để ăn được muối. Mọi người cùng xem cách ăn muối của các loài động vật hoang dã độc đáo như thế nào nhé!
Đầu tiên là ăn đất để nạp muối
Do bản thân vỏ Trái đất đã là một thành phần khoáng chất, vì thế trong rất nhiều loại thổ nhưỡng đều có chứa một lượng muối nhất định. Ví dụ như khi trâu, bò, dê ăn cỏ, nếu không có ai cho chúng ăn muối thì chúng sẽ tự ăn đất để nạp muối. Trong rừng mưa nhiệt đới có một loài chim tên là Vẹt Macaw sở hữu bộ lông xanh mướt, chúng cũng là một cao thủ ăn đất. Đặc biệt là vào mùa sinh sản, chúng sẽ đào một ít đất để cho con ăn để bổ sung dinh dưỡng.
Tiếp theo là ăn xác động vật để nạp muối
Cách tốt nhất để ăn muối đối với động vật có vú ăn thịt trong tự nhiên là hút máu. Hàm lượng muối có chứa bên trong máu tươi và xác thịt đã đủ để động vật hoang dã đủ nạp các nguyên tố vi lượng rồi, đặc biệt là giết và ăn tại chỗ càng tươi ngon hơn, điều này đối với hổ hay sư tử mà nói thì quả là một bữa no nê. Còn những con bươm bướm xinh đẹp yếu đuối mà chúng ta thường thấy cũng là một tay ăn xác động vật để nạp muối. Do ở rừng mưa nhiệt đới, mưa xối xả cuốn trôi hết chất muối khoáng, thế nên bươm bướm mới phải dùng cách này để ăn muối.
Kiểu cuối cùng cũng là kiểu cực kỳ kinh dị, đây cũng là khi không tìm được muối để ăn, các loài động vật hoang dã sẽ dùng hạ sách để sinh tồn – ăn phân.
Đối với động vật mà nói, trong phân có chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng còn chưa được tiêu hóa. Đặc biệt là khi thiên tai hoành hành, động vật cũng sẽ bị thiếu thốn thức ăn, nếu chết vì đói thì thà ăn phân để sinh tồn cũng được. Tiện thể hấp thu một chút muối trong phân, một công đôi việc.
Thực tế trong thế giới hoang dã, lượng muối cần thiết để duy trì sự sống của các động vật có vú không cần phải quá nhiều, vì tuyến mồ hôi của rất nhiều loài động vật không được phát triển cho lắm, vì thế quá trình trao đổi chất muối không thông qua tiết mồ hôi, qua lỗ chân lông, mà cần thông qua thận để tiến hành trao đổi chất một cách hợp lý. Nếu như nạp quá nhiều muối thì sẽ gây tổn hại cho thận.
Vậy chó mèo nuôi trong nhà thì không được cho ăn thức ăn có muối sao? Chúng nạp muối như thế nào? Thông thường, vật nuôi trong nhà như chó và mèo thường được cho ăn thức ăn đặc chế cho chó hoặc mèo, trong đó đã có một lượng muối nhất định rồi nên có thể đảm bảo dinh dưỡng cho chúng sinh hoạt khỏe mạnh. Đương nhiên cũng có những lúc đặc biệt, nếu chó mèo bị thiếu muối thì hãy chú ý, chúng sẽ liếm bạn. Đây là biểu hiện chúng muốn ăn thêm muối.
Con người là loài động vật chú trọng việc ăn muối nhất. So với động vật, mức độ thích ăn muối của con người có thể nói là lớn hơn rất nhiều. Từ mức độ thích ăn muối của người cổ đại đã có thể thấy, muối là nguồn tài nguyên không thể thiếu trong cuộc sống thường ngày của chúng ta. Liên quan đến lịch sử ăn muối của con người thì đã có từ rất lâu đời. Thông qua nghiên cứu khảo cổ, khoảng mười mấy vạn năm về trước, con người còn chưa tiến hóa thành con người như hiện nay, vẫn là người vượn cổ mình đầy lông lá thì đã có ý thức ăn muối rồi. Ví dụ như những người vượn sống ở gần biển thì sẽ là những người cảm nhận được tác dụng và vị ngon của muối nhất.
Được biết đó là vì núi lửa gần biển phun trào, nướng chín các loài động vật và được nước biển đẩy dạt vào bờ. Đây không khác gì như bữa tiệc thịt nướng ngoài bờ biển lãng mạn như thời hiện đại ngày nay, thêm vào đó là nước biển mang vị mặn lại càng tăng thêm độ mặn mà. Từ đó, người vượn cổ đã ý thức được, thịt phải ăn chín, hơn nữa còn phải cho thêm muối.
Trong lịch sử mà loài người ghi chép, liên quan đến muối tinh sớm nhất có thể là từ vùng Romania, ở đó có một tòa nhà di tích lịch sử được xây dựng bên cạnh giếng muối, tòa nhà đó là nhà máy sản xuất muối cổ đại được phát hiện sớm nhất. Năm 6050 trước công nguyên, khi ấy các công cụ vẫn chưa được phát triển, tất cả đều là đồ đá lạc hậu thời nguyên thủy, ngoài việc học được cách nung đất thành gốm sứ, còn biết dùng đồ gốm sứ để nấu nướng, đựng nước, bắt đầu tiến hành chế tạo muối ăn.
Còn ở Trung Quốc, có thể quay về thời kỳ mang đậm chất thần thoại như thời Hạ để có thể biết mức độ chú trọng muối của con người nơi đây. Vào thời này, việc ăn muối đã là chuyện quá bình thường trong đời sống hàng ngày, nhưng trình độ khai thác sắt và muối ở thời này vẫn chưa phát triển, thế nên muối vẫn luôn chiếm vị trí hàng đầu của một đất nước, được coi là thứ yếu phẩm có mức thuế cao trong thời gian dài.
Trong lịch sử, có nhiều cuộc chiến tranh nổ ra chỉ vì muối là điều hoàn toàn có thật. Năm 1158, Công quốc Bayern ở Sachsen đã vì tranh giành quyền lực thuế muối mà ra tay với thế giới bên ngoài. Công tước Bagola đốt cây cầu có chốt kiểm cùng với giám mục, đồng thời tự mình xây dựng một cây cầu khác làm chốt kiểm, cưỡng chế biến con đường vận chuyển muối thành đường của mình. Đương nhiên, hành động này của Công tước Bagola cũng đã thúc đẩy cho ra đời một thành phố mới – München. München là thủ phủ của bang Bayern thuộc Đức.
Trong khi đó, trong lịch sử có một cảng nhỏ tên Liverpool, sở dĩ có thể phát triển thành một thành phố xuất nhập khẩu quan trọng với thế lực kinh tế hùng hậu như vậy, nguyên nhân chính vì đó chính là nơi giao dịch muối ăn. Là nơi hội tụ muối ăn, nơi này hội tụ rất nhiều thương gia, thế nên đã thúc đẩy kinh tế thương mại của nơi này phát triển nhanh chóng.
Loài người đã tiến hành chế tạo muối từ rất sớm. Phương pháp cổ xưa nhất chính là lòng sông khô cạn có chứa hàm lượng muối khá cao, hoặc dưới đáy hồ còn những kết tinh muối. Do con người không thể chờ đến ngày biển rộng cạn nước được, họ đã dựa vào việc phơi nước biển để bốc hơi thành muối, sau đó đưa từ biển về, đây chính là cách tạo ra muối sớm nhất trong lịch sử.
Sau đó người Trung Quốc học được cách chế tạo ra giếng muối, tức là thông qua việc khoan giếng để chiết xuất được nước muối ngầm dưới lòng đất. Muối được tạo ra chính là muối giếng. Cách làm muối giếng cực kỳ phức tạp, nó cần phải có các công cụ cực kỳ sắc bén để cắt muối đưa tới tầng nước chiết, sau đó cắt qua các đốt trên ống tre, lắp ống tre vào van hút nước. Cuối cùng, người ta dùng bò kéo đĩa mài để lấy nước muối và tinh luyện thành muối trắng tinh.
Có thể thấy, niềm đam mê với muối của con người đã có lịch sử rất lâu đời. Vậy tại sao con người cần phải nạp muối?
Khi nấu ăn không cho muối sẽ ảnh hưởng tới hương vị món ăn, đây chỉ là một nguyên nhân trong đó. Nếu con người ăn quá ít muối thì sẽ xảy ra vấn đề rất lớn, ví dụ như sẽ xuất hiện tình trạng nôn mửa, tim đập nhanh, thậm chí là còn gây ra một số bệnh. Cơ thể người có tới 70% là nước và có một phần nước nằm bên trong mạch máu, tạo thành máu lưu động trong cơ thể, một lượng nước khác thì nằm giữa các mô và tế bào thịt, chúng được gọi là dịch mô, lượng nước còn lại đều sẽ được giữ lại bên trong tế bào để duy trì sự sống và cân bằng của tế bào.
Giữa tế bào, mô thịt và máu tiến hành trao đổi sẽ từ bộ phận này chuyển tới bộ phận khác. Nhưng sự chuyển đổi này không phải là cứ muốn chuyển là chuyển được, giống như khi đi mua đồ, bạn cần phải có tiền để giao dịch và thứ “giao dịch” trong cơ thể người chính là muối. Có thể thấy, sự tồn tại của muối chính là thứ đã hoạt động như một phương tiện để chuyển đổi lẫn nhau của các chất lỏng khác nhau trong cơ thể con người. Dùng các thuật ngữ chuyên ngành để nói thì sự tồn tại của muối chính là để điều tiết sự cân bằng nước trong cơ thể người.
Muối có thể giúp hình thành axit dạ dày bên trong dạ dày, dùng để tiêu hóa thức ăn, duy trì tuần hoàn máu và trao đổi chất bình thường trong cơ thể. Cuối cùng, trong môn Sinh học mà chúng ta được học trên lớp cũng đã nói về một loại bệnh tên là bướu cổ, loại bệnh này là do bị thiếu muối gây ra. Trong muối còn có chứa một nguyên tố vi lượng tên là i-ốt. Thiếu i-ốt sẽ gây ra tuyến giáp sưng phình (bướu cổ), cực kỳ đáng sợ.
Về tầm quan trọng của muối ăn, đối với động vật mà nói thì đây là nguyên tố vi lượng không thể thiếu, đối với con người càng quan trọng hơn hết. Nhưng vẫn phải nhắc nhở mọi người, muối có tác dụng tốt như vậy nhưng cũng không được ăn quá nhiều muối, vì ăn quá nhiều muối cùng sẽ gây ra nhiều bệnh tật cho cơ thể. Ăn muối không quá liều lượng mới là cách sinh hoạt lành mạnh nhất.