TIN TỨC » Kiến thức

Dù hà mã có đáng yêu đến đâu, chúng cũng là những kẻ giết người đáng sợ, thậm chí là cả phân của chúng!

Chủ nhật, 12/06/2022 14:59

Loài động vật có bộ hàm đáng sợ này có hành tung rất bí ẩn. Các tài liệu khoa học đều khẳng định chúng là loài ăn cỏ. Tuy nhiên có rất nhiều trường hợp đã được ghi nhận bị hà mã ăn thịt.

Đây là một bức tranh vô cùng ấm áp và dễ thương: một con hà mã đang lặng lẽ chờ người nuôi cho ăn, người chăn nuôi ném thẳng một quả dưa hấu lớn vào miệng hà mã, hà mã nhẹ nhàng cắn một cái, quả dưa hấu lập tức biến thành “nước dưa hấu". Nhiều người cho rằng hà mã rất dễ thương với thân hình tròn trịa, bụng phệ và lùn tịt, mũm mĩm.

Tuy nhiên, hà mã thực sự rất nguy hiểm, không ngoa khi nói rằng hà mã còn nguy hiểm hơn hổ!

Trên thực tế, hà mã là một trong những kẻ giết người nguy hiểm nhất ở châu Phi, không một loài thú hoang dã nào ở châu Phi giết người nhiều như những con hà mã. Hàng năm, có trung bình 2900 người bị giết bởi loài vật này.

Hà mã đặc biệt hung dữ khi bị xâm phạm lãnh thổ và động đến con cái của chúng. Chính vì vậy thổ dân ở châu Phi rất dễ mất mạng khi vô tình xâm phạm lãnh thổ của hà mã. Chúng sẽ rượt đuổi, kéo họ xuống đầm, cắn nát thuyền của họ.

Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng ngay cả chất thải của hà mã cũng có thể gián tiếp giết chết nhiều loài cá.

Hà mã ở trên cạn, mỗi lần phóng uế là quẫy đuôi khắp nơi, trong bán kính chục mét có thể ví von là "rất thảm khốc". Một số khách du lịch, những người không biết nhiều về thói quen của hà mã trước đây, đã cô gắng tiếp cận với những con hà mã trong vườn thú và vô tình bị chúng húc bất ngờ. Mặc dù việc bị hà mã húc vào người sẽ không gây hại nhiều nhưng điều đó cũng đủ đáng sợ, gây ám ảnh suốt cuộc đời.

Tại vùng sông Mara của Tanzania và Kenya, mặt sông từng có nhiều hiện tượng cá chết hàng loạt, để tìm ra nguyên nhân, các nhà khoa học bắt tay vào điều tra và phát hiện rằng phân hà mã vương vãi khắp nơi, biến lòng sông thành một lớp bùn gần như không có oxy. Vi khuẩn không chỉ tiêu thụ oxy mà còn tạo ra amoniac, methane và hydrogen sulfide, cá trong nước gần như bị ngạt thở chết.

Nguyễn Giang (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới